messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

1 Cây chuối có bao nhiêu buồng?

Hiện nay trên toàn thế giới có đến 300 giống cây chuối được trồng, trong đó ở Việt Nam, chuối cũng đang dẫn đầu về diện tích trong các loại cây ăn quả. Những giống chuối được trồng phổ biến ở nước ta là: Chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự,… Chuối là loại cây ăn quả dẫn đầu về năng suất và giá trị kinh tế mà nó mang lại, vậy 1 cây chuối có bao nhiêu buồng? Vòng đời của cây chuối là bao lâu? Hãy cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Giới thiệu chung về cây chuối

Tên khoa học của cây chuối là Musa sapientum L. thuộc họ Musaceae. Thân chính của cây chuối nằm dưới đất và đây là loại cây thân ngầm hay còn được gọi là củ, từ thân chính để ra nhánh gọi là chồi. Các bẹ lá chuối được tạo thành hình trôn ốc xếp chặt lại với nhau để tạo nên thân giả của cây. Hoa cây chuối dần theo thời gian sẽ xuất hiện trên thân giả, giữa bẹ và cuống lá. Vậy 1 cây chuối có bao nhiêu buồng? Thông thường, mỗi thân giả của cây chuối chỉ mang một hoa hay còn được gọi là buồng. Tức là 1 cây chuối sẽ có 1 buồng. 

Vì chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, dễ trồng và mang lại sản lượng cao, năng suất trung bình có thể đạt 20 – 30 tấn/ha. Hiện nay, ở Việt Nam cây chuối được trồng rất phổ biến và nhiều chủng loại như: nhóm cây chuối tiêu (gồm: tiêu lùn, tiêu nhỏ và tiêu cao). Nhóm chuối tây (có: tây sứ, chuối tây hồng và tây phấn). Chuối bom, chuối ngốp và chuối ngự. Bên cạnh những giống chuối kể trên thì ở nước ta còn có chuối hột, chuối lá, chuối mắn nhưng vì những loại này có giá trị kinh tế thấp nên không được người trồng cây ưa chuộng.

Vòng đời của một cây chuối

Trước khi bắt đầu trồng cây chuối, bà con nên chuẩn bị đất. Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời điểm thích hợp nhất để trồng chuối là vào đầu mùa mưa, nhờ vậy cây sẽ có đủ nước, không cần tốn thời gian và nước tưới. Mật độ để trồng cây chuối sẽ tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và một vài yếu tố khác. 

Nên trồng khoảng cách giữa các hàng khoảng 2 – 2.5m và giữa các cây trung bình nên cách nhau khoảng 2m. Đây là khoảng cách hợp lý để trồng cây, tuy nhiên ở địa hình khác thì thay đổi cho phù hợp. Để tạo ra môi trường tốt cho cây chuối, bà con nên bón thúc phân hữu cơ giúp đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, cây dễ phát triển. Một năm, trung bình mỗi cây chuối sẽ cần từ 10 – 15kg phân hữu cơ.

Trong điều kiện chăm sóc tốt, cây chuối có thời gian sinh trưởng cách nhau khoảng 6 tháng tuổi, như vậy có nghĩa là sau 6 tháng sẽ để lại 1 cây con thay thế cây mẹ. Vì chuối cũng là một loại cây ăn quả phát triển khá nhanh nên sau khoảng 2 – 3 tháng, nó sẽ bắt đầu trổ hoa. Vòng đời của cây chuối sẽ kết thúc sau khi thu hoạch buồng chuối. Vậy, một cây chuối từ khi xuất hiện chồi đến khi có buồng thu hoạch sẽ mất khoảng 2 năm.

Phương pháp trồng cây chuối hiệu quả

  • Đầu tiên, bà con đào hố sâu 40 – 60cm, đặt cây chuối con vào giữa hố.
  • Khi đặt cây con, cần để cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu cách mặt đất 10cm.
  • Trộn phân chuồng hoai mục, tro trấu cùng với đất mắt lấp đất hố trồng.
  • Nên lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém chặt đất xung quanh gốc, tưới đẫm nước.
  • Cây chuối trồng trên đất líp phải cách bờ mương 1 – 1.2m (vì những vụ sau chuối con có thể tiến về phía mương nên cần đủ đất cho rễ cây phát triển).

  • Khoách cách trồng giữa các hàng giao động từ 2 – 3m, tùy thuộc loại giống và địa hình cũng như khí hậu. Mật độ trồng 2000 – 2500 cây/ha là thích hợp.
  • Khi đã trồng được 30 ngày, nếu cây chết hoặc phát triển kém thì tiến hành trồng dặm bằng những cây tốt khác. Nếu thiếu cây giống thì bà con có thể chặt ngang thân cây yếu cách gốc khoảng 20 – 30cm giúp lá non mọc ra để cây dễ phát triển.

Biện pháp chăm sóc cây trồng đạt năng suất cao

Tỉa cây con:

  • 1 tháng sẽ tiến hành tỉa cây con 1 lần để tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và giảm sâu bệnh,…
  • Ở điều kiện chăm sóc tốt, bà con có thể chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi có 3 – 4 cây con phát triển (tải bỏ cây chuối yếu, cây nằm sát nhau chỉ để lại 1 cây mẹ và 2 – 3 cây con).
  • Các cây có thời gian sinh trưởng cách nhau 6 tháng.

Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) và buổi trưa khi cây chuối có 8 – 12 nải.

Che và chống buồng:

  • Để tránh trái bị rám do nắng, sau khi bẻ bắp khoảng 10 ngày thì dùng lá chuối khô, cỏ khô, rơm rạ,… để che chuồng.
  • Nếu buồng chuối quá nặng thì bà con cần dùng nạng chống đỡ buồng tránh bị đổ ngã.

Chăm sóc vườn sau thu hoạch: Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt lá khô, bẹ khô chuyển ra khỏi vườn.

Ngoài ra, việc phòng trừ sâu bệnh trên quả chuối là điều không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây trồng. Để đạt hiệu quả phòng diệt sâu bệnh hại cao, bà con nên ứng dụng máy bay xịt thuốc không người lái XAG P100 pro 2023 của DigiDrone Việt Nam.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể và chi tiết hơn nhé!

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI