Cây ổi là loại cây phổ biến và được ưa chuộng. Để có những trái ổi chất lượng thì chúng ta cần nằm bắt được các bệnh trên cây ổi và cách phòng trừ hiệu quả.
Cây ổi là loại cây khỏe mạnh dễ trồng và dễ chăm sóc. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây khó tránh khỏi những bệnh thường gặp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm những bệnh trên cây ổi và cách phòng trừ hiệu quả nhé!
Không chỉ phần lá của ổi bị tấn công mà khi có quả thì ổi còn thường bị loài ruồi đục quả tấn công và đẻ trứng bên trong thành giòi và ăn phá hoại quả. Mùa mưa thường hay gặp loại bệnh trên cây ổi này.
Vì ruồi bị hấp dẫn với vị ngọt của ổi nên bạn có thể sử dụng bẫu mồi để dẫn dụ ruồi ra chỗ khác. Bẫy thường được làm bằng nhựa có bôi chất Methyl Eugenol . Một khi ruồi bị bẫy thì sẽ bị chết tuy nhiên số ruồi chết thường là ruồi đực nên ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng phá hoại.
Bệnh ruồi đục trái - bệnh thường gặp trên cây ổi
Ngoài loài ruồi đục quả thì còn có một số loại sâu đục quả cũng khá nguy hiểm. Những loại sâu này sẽ ăn vào trái và đục phá khiến trái bị thối và rụng. Đây cũng là loại sâu bệnh thường gặp trên cây ổi gây hại ảnh hưởng đến năng suất nhất hiện nay.
Có màu sắc khá giống với ruồi đục quả. Bọ xít cũng xâm nhập vào cây leo đến chồi và quả non chích hút và khiến quả non rụng sớm. Đây cũng là loại sâu bệnh điển hình ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây ổi.
Là một trong số các bệnh trên cây ổi, do một loại nấm gây ra có tên là Venturia inaequalis.Chúng thường tấn công trên các phiến lá và phần cuống hoa, quả non. Những sợi nấm sẽ theo nước và gió len lỏi qua các lỗ khí khổng ở phần lá và cuống rồi từ đó phát triển gây hại cho toàn bộ cây ổi. Biểu hiện trên lá là nấm sẽ xuất hiện từ mặt dưới sau đó mới lan sang mặt trên. Ban đầu sẽ là những đốm bệnh có hình tròn màu xám sau đó sẽ to dần lên.
Bệnh tiến triển khiến cho quả bị nhỏ lại và lá sẽ bị xoắn và khô héo. Chính vì thế cần phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bệnh thán thư trên cây ổi
Bệnh trên cây ổi này ảnh hưởng khá lớn đến cây ổi vì bệnh tấn công vào cành, lá và quả của cây ổi. Tùy từng điều kiện môi trường mà triệu chứng bệnh thay đổi theo.
Bệnh thường phát triển vào mùa mưa. Biểu hiện của bệnh là quả xuất hiện những chấm nhỏ màu hồng sau đó chuyển thành màu đen khi quả chín. Ở giữa sẽ nổi rõ lên những hạch cứng khiến quả bị bệnh nhỏ và dễ rụng.
Nhìn bề ngoài ruồi đục quả hơi giống con ong nhưng thân ngắn hơn, mình màu nâu vàng. Chúng đẻ một ổ trứng (khoảng 5-10 trứng) vào phần thịt quả. Sau ít ngày trứng nở thành các sâu non (hay còn gọi là dòi) có màu trắng ngà, không có chân đục ăn phần thịt quả xung quanh ổ trứng, càng lớn dòi càng ăn khỏe, ăn sâu vào giữa quả, kết hợp với sự xâm nhiễm của vi khuẩn và nấm làm cho vết thối lan rộng ra dẫn đến quả bị rụng hàng loạt. Đây là lúc bệnh trên cây ổi trở nên nghiêm trọng, khó xử lý.
Triệu chứng của sâu đục trái - bệnh của cây ổi
Sâu có thể đục từ giai đoạn quả nhỏ cho đến lúc gần thu hoạch nhưng nặng nhất lúc quả bằng ngón tay cái cho đến quả bằng quả chanh. Sâu thường hóa nhộng trên cành, lá gần nơi quả bị tấn công hoặc ngay cả trên quả. Sâu gây hại vào lúc quả nhỏ sẽ làm quả sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, nếu tấn công vào giai đoạn quả lớn thì sẽ làm giảm phẩm chất của quả. Bên cạnh đó, khi bị sâu gây hại, quả thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thối quả. Triệu chứng để nhận diện bệnh của cây ổi là từng đám phân màu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lỗ đục.
Loại sâu bệnh trên cây ổi này dùng vòi chích hút chồi non, cành non, cuống hoa và quả. Vết chích lúc đầu có màu xám chì, xung quanh màu nhạt sau đó dần dần vết chích bị thâm đen, bộ phận non bị chích thường héo khô đen, hại nặng làm lá non xoăn lại, khô héo, quả bị chích nhiều vết thâm và phát triển dị dạng. Trong trường hợp quả ổi non bị bọ xít gây hại thì hoàn toàn không trị hết vết đen do bọ xít chích trên quả.
Khi mới mắc bệnh trên cây ổi này, lá sẽ xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian thì các sợi tơ biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ.
Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá.
Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ và nứt. Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm.
Triệu chứng bệnh ghẻ trên cây ổi
Nấm tấn công trên cành, lá, hoa và trái. Triệu chứng bệnh trên cây ổi thay đổi tùy điều kiện môi trường.
Trên lá nấm tạo thành các đốm bệnh màu tím ở giữa hoặc ở bìa, chóp lá làm cho lá bị cháy từng mảng.
Ngọn cây bị nấm gây hại biến màu nâu thẫm lan dần xuống phía dưới làm ngọn khô quăn, lá rụng, trời ẩm sinh các ổ nấm màu đen.
Nấm hại quả từ khi còn non đến trái già. vết bệnh nối liền nhau, vùng trái bị bệnh trở nên cứng, xù xì như những vết ghẻ.
Trái bị bệnh biến dạng và dễ rụng, giảm phẩm chất nghiêm trọng.
Xem thêm:
Hướng Dẫn Phòng Trừ Các Bệnh Trên Cây Mít Hiệu Quả Nhất
[Nhận Biết Và Phòng Trừ] Sâu Bệnh Trên Cây Chôm Chôm
Sử dụng bao trái, bao quả có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.
Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.
Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn.
Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.
Biện pháp phòng trừ bệnh trên cây ổi có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng. Tuy nhiên, hơn 95% ruồi vào bẫy chết là ruồi đực, trong lúc ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng ở các cây kế cận
Biện pháp Phòng Trừ bệnh trên cây ổi hiệu quả
Chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu.
Dùng túi bao bọc ổi bao ngoài trái sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế sâu đục trái.
Thu gom những trái bị nhiễm sâu đem tiêu hủy.
Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan
Dùng túi bao bọc ổi bao ngoài trái sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế bọ xít gây bệnh trên cây ổi.
Thu gom những trái bị nhiễm sâu bệnh đem tiêu hủy. Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan
Sau thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan các bệnh trên cây ổi.
Không trồng quá dày làm vườn cây thiếu ánh sáng; cắt tỉa, tạo hình để cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao trong vườn
Phun các thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Azoxystrobin, Benomyl, Metalaxyl... phun thuốc ướt đều tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện.
Các phòng trừ bệnh trên cây ổi
Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng.
Thu dọn, tiêu hủy các tàn dư cây bệnh.
Khi bệnh phát sinh phun các thuốc gốc đồng (Zincopper 50WP, Canthomil 47WP), Carosal 50SC, Cantox-D 35WP, thuốc gốc Metalaxyl.
Với ruồi đục trái, không chỉ phần lá của cây bị tấn công mà khi có quả thì ổi còn thường bị loài ruồi đục gây bệnh trên cây ổi tấn công và đẻ trứng bên trong thành giòi và ăn phá hoại quả.
Những loại sâu đục trái này sẽ ăn vào trái và đục phá khiến trái bị thối và rụng, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng trái.
Bọ xít hại trái cũng là loại bệnh của cây ổi tương đối phổ biến. Chúng xâm nhập vào cây leo đến chồi và quả non chích hút và khiến quả non rụng sớm.
Tác hại của các bệnh trên cây ổi
Với bệnh ghẻ trên cây ổi, những sợi nấm sẽ theo nước và gió len lỏi qua các lỗ khí khổng ở phần lá và cuống rồi từ đó phát triển gây hại cho toàn bộ cây ổi.
Với bệnh thán thư, những lá bị nhiễm bệnh có thể rụng sớm, dẫn đến rụng lá, trong khi quả bị nhiễm bệnh có thể bị biến dạng và nứt.
Để phòng trừ các bệnh trên cây ổi hiệu quả, bà con nông dân phải có những biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật tối ưu như sử dụng máy bay nông nghiệp. Ứng dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây ổi đang trở nên ngày càng phổ biến nhờ những ưu điểm nổi bật về hiệu quả, độ chính xác, tiết kiệm chi phí công lao động, giảm lượng nước thuốc sử dụng, công suất cao, bảo vệ sức khỏe cho nông dân. Ngoài ra, sử dụng thiết bị bay không người lái có hiệu quả cao trong phòng trừ các bệnh của cây ổi, các sinh vật gây hại nguy hiểm cho cây.
Biện pháp phòng trừ bệnh trên cây ổi
XAG P100 Pro có hệ thống phun Rui hiện đại và lưu lượng phun tối đa là 22 lít/phút. Hiện tại XAG P100 Pro đang là loại máy phun thuốc có công năng cao nhất tại Việt Nam, cũng là trợ thủ đắc lực của bà con trong công tác phòng trừ các bệnh trên cây ổi.
Sử dụng máy bay nông nghiệp để phòng trừ các bệnh trên cây ổi
Máy bay phun thuốc XAG P40 là một sản phẩm máy bay không người lái có hiệu suất cao được sản xuất để mang đến giải pháp tối ưu cho nông nghiệp với tính năng phun thuốc hiệu quả, đồng đều. XAG P40 có dung tích tối đa 20 lít, hỗ trợ linh hoạt 12L / 16L (chất lỏng) từ đó thiết bị được đánh giá là phù hợp để ngăn ngừa, trị bệnh trên cây ổi với diện tích vườn không quá rộng.
XAG V40 được trang bị hệ thống điều khiển thông minh Super X4 để thực hiện công việc xuất sắc trong môi trường phức tạp, nó có một thùng chứa chất lỏng với dung tích 16 lít. Máy có phạm vi phun rộng tới 10 mét, lưu lượng tối đa 10 lít mỗi phút, kích thước giọt có thể điều chỉnh từ 60 ~ 400 micron cùng bình thông minh dung tích 16 lít. Đây là bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân trong quá trình phòng trừ các bệnh trên cây ổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Các bệnh trên cây ổi, các dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm về các giải pháp, các mẫu máy bay phun thuốc hiện đại, hãy liên hệ DigiDrone. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, phục vụ quý khách.
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
- Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
- Điện thoại: 0968 66 88 99
- Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
- Email: contact@digidrone.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN