Là một cây trồng khó tính nên yêu cầu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê có phần khắt khe. Đặc biệt, để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, một trong những điều bà con nông dân cần lưu tâm chính là bón phân cho cà phê được đúng cách, đúng lượng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật bón phân đó theo từng giai đoạn phát triển của cây cà phê trong bài viết sau nhé!
Là một cây trồng khó tính nên yêu cầu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê có phần khắt khe. Đặc biệt, để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, một trong những điều bà con nông dân cần lưu tâm chính là bón phân cho cà phê được đúng cách, đúng lượng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật bón phân đó theo từng giai đoạn phát triển của cây cà phê trong bài viết sau nhé!
Trên thị trường ngày nay, các loại phân bón cho cây cà phê phổ biến có thể kể đến như là:
Phân hữu cơ chính là một trong những loại phân không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp bền vững hiện nay. Nhất là, phân bón cho cây cà phê sử dụng dòng phân hữu cơ sẽ cải tạo, giúp đất tăng độ mùn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là hấp thụ phân khoáng một cách tối đa.
Đối với việc bón phân cho cà phê, người nông dân nên sử dụng phân chuồng hoặc các loại phân vi sinh hữu cơ, phân trùn quế, phân sinh hóa hữu cơ, phân gà hữu cơ. Tuy nhiên, tối ưu nhất là phân trùn quế có nhiều ưu điểm tuyệt vời như hữu cơ, lành tính, an toàn.
Đồng thời lại là loại phân hữu cơ duy nhất chứa trứng và kén nở thành trùn khi gặp điều kiện thuận lợi, dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thu, bón ngay không cần ủ, kích thích rễ, mầm phát triển vượt trội với Acid Humic, Acid Fulvic và IAA lại đầy đủ đa trung vi lượng…
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tận dụng nguồn hữu cơ sẵn có như xác của cây trồng, cỏ rác hay phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón cho cà phê. Nguồn phân hữu cơ này vẫn đảm bảo sự tiện lợi, tiết kiệm mà vẫn giúp tăng dinh dưỡng cho đất.
Phân hữu cơ tiện lợi, đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiệm
Ngày nay, có rất nhiều loại phân vô cơ chứa thành phần dinh dưỡng và có công dụng phù hợp cho từng loại cây trồng. Dưới đây là 5 loại phân bón vô cơ tốt nhất mà người nông dân có thể tham khảo rồi bón phân cho cà phê.
Phân lân gồm 2 loại chính là phân lân chế biến và phân lân tự nhiên. Phân lân tự nhiên là loại phân thô, chưa qua chế biến, phù hợp với đất phèn chua nhưng ít được sử dụng. Còn phân lân chế biến lại được sử dụng rộng rãi hơn. Nhất là Super lân. Trong Super lân có chứa thành phần lân 15,0 – 16,5% P2O5 dễ tiêu, 11 -12% lưu huỳnh (S) và 22-23% CaO.
Một số loại phân đạm phổ biến, có thể kể đến như là Canxi Nitrat Ca(NO3)2, Ure CO(NH2)2, Amoni Nitrat NH4NO3, Amoni Clorua NH4Cl, Amoni Sunfat (NH4)2SO4… Trong đó, cây cà phê ưa phân đạm Ure nhất. Lý do là bởi đạm Ure có hàm lượng dinh dưỡng cao và thích hợp bón trên mọi loại đất, nhất là đất phèn, đất chua.
Phân kali có tới tận 4 loại phổ biến, đó là Kali Sunfat, Kali Clorua, Kali Nitrat, Kali Magie Sunfat. Và quy trình bón phân cho cây cà phê sẽ sử dụng Kali Sunfat nhiều nhất, vì đây là loại phân bón mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi chọn phân kali cho cà phê, người nông dân lưu ý tuyệt đối không sử dụng phân Kali Clorua vì sẽ làm hạt cà phê bị mất hương thơm.
Đây cũng là một trong những loại phân vô cơ được sử dụng để bón phân cho cà phê. DAP là loại phân phức hợp, công thức hóa học là (NH4)2HPO4 với thành phần 18% N (Nitrogen – đạm), 46% P2O5 (lân).
NPK được chọn là phân bón cà phê phổ biến. Thành phần của phân bón NPK gồm 3 nguyên tố chính là đạm, lân, kali kết hợp các nguyên tố trung, vi lượng khác (kẽm, canxi, magie, lưu huỳnh, đồng). Người nông dân có thể sử dụng phân NPK dưới dạng trộn hoặc phức hợp đều được.
Phân vô cơ có nhiều loại và mang đến công dụng khác nhau
Khi trồng cà phê, người nông dân phải chuẩn bị đất trồng đã được bón vôi từ trước. Vôi được bón vãi khắp vườn với lượng vôi từ 2 - 4 tấn/ ha. Sau đó, đợi 1 - 2 cơn mưa. Nếu không có mưa thì tiến hành tưới nước cho vôi tan hết, trước khi trồng cà phê.
Ngoài ra, trước khi trồng khoảng 5 - 7 ngày, bạn có thể bón lót cho mỗi hố trồng 0,5kg phân hữu cơ, bằng cách trộn đều vào đất trong hố rồi giữ ẩm cho hố trồng. Phân bón cà phê sau khi trồng phải được sử dụng hợp lý, đúng thời điểm và đủ liều lượng.
Các bạn có thể tham khảo cách bón phân cho cà phê theo từng giai đoạn phát triển của cây như sau:
Cây cà phê mới trồng còn yếu ớt nên việc sử dụng phân bón cà phê phải thật thận trọng. Có thể bón lót toàn bộ phân ure, phân lân, phân kali và chia đều bón 2 lần trong mùa mưa. Trường hợp sử dụng phân NPK 16-16-8 +13S, ure, kali clorua thì:
Lưu ý, đối với cây cà phê mới trồng thì bón lót 70% lượng phân NPK, 30% còn lại bón sau trồng 2 tháng trong mùa mưa.
Bón phân cho cây cà phê mới trồng
Nếu sử dụng phân NPK hỗn hợp để bón phân cho cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì phải là loại có thành phần N và P cao. Cách sử dụng phân bón cơ bản như sau (đối với 1 ha):
Bên cạnh việc cung cấp N, P, K để cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao nhất, người nông dân cũng nên bổ sung thêm các loại phân bón cà phê chứa trung vi lượng như Ca, Mg, Mn, S, B, Zn, Cu… có trong Kẽm Sunfat, Canxi Nitrat Boron, Magie Sunfat…
Ngoài ra, hằng năm, cũng cần cải tạo đất bằng cách bón thêm phân trùn quế để tăng độ tơi xốp, khả năng giữ nước và phân bón cho đất, tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đất. Mục đích là giúp cây cà phê hấp thụ được dinh dưỡng tốt nhất.
Bón phân cho cây cà phê kiến thiết cơ bản
Nếu sở hữu một trang trại cà phê lớn, người nông dân sẽ thường phải chi một khoản chi phí lớn cho việc thuê nhân công để thực hiện việc bón phân cho cây. Bên cạnh đó, cũng tốn kém thời gian và công sức. Vì thế, việc ứng dụng máy bay nông nghiệp vào việc bón phân cho cà phê được rất nhiều người hưởng ứng và quan tâm.
Với công suất lớn gấp vài chục lần nhân công lao động thủ công, thời gian rải phân nhanh chóng, chỉ 10 - 15 phút/ha, máy bay nông nghiệp sẽ giúp cho người nông dân tiết kiệm được thời gian, giảm bớt chi phí nhân công và tối ưu hóa lợi nhuận.
Không những vậy, sử dụng máy bay không người lái bón phân còn giúp bảo vệ sức khỏe con người và giảm ô nhiễm môi trường. Thiết bị cũng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật khác như là thao tác vận hành dễ dàng, phân bón được rải đồng đều, phạm vi hoạt động lớn, hiệu suất ổn định và quá trình sử dụng đáng tin cậy.
Ứng dụng máy bay nông nghiệp bón phân cho cà phê
Sau khi đã “nằm lòng” kỹ thuật bón phân cho cây cà phê nhưng lại không biết nên lựa chọn dòng máy bay nông nghiệp nào cho phù hợp thì bà con nông dân có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây:
XAG P100 Pro được đánh giá là máy bay nông nghiệp mới nhất 2023. Thiết bị được thiết kế quadrotor gập thông minh hiện đại và nâng cấp thêm hệ thống điện. Bên cạnh đó, còn sở hữu hệ thống phun Rui và gieo hạt mạnh mẽ, giúp cho sản phẩm có lưu lượng phun tối đa là 22 lít/ phút, tốc độ rải phân bón tối đa là 150kg/ phút.
Sản phẩm được chế tạo theo cấu trúc có thể tách rời bệ bay cũng như hệ thống nhiệm vụ. Không những vậy, XAG P100 còn tích hợp các mô đun rải hiệu quả và có thể phun chính xác nhờ được trang bị radar động, tránh chướng ngại vật thông minh.
Máy bay nông nghiệp này còn có kích thước giọt phun từ 60-400µm và tốc độ dòng chảy (một máy bơm) là 0,3-6 L/phút (có thể điều chỉnh).
Máy bay không người lái XAG P100
Đây là một sản phẩm máy bay không người lái có hiệu suất cao, được sản xuất để mang đến giải pháp tối ưu cho nông nghiệp, sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời như phun thuốc, rải phân bón, khảo sát, lập bản đồ…
Thiết bị còn được trang bị tính năng bảo vệ cấp độ IP67 giúp chống bụi, chống thấm nước và bền. Máy bay có dung tích tối đa 20 lít, hỗ trợ linh hoạt 12L/16L (chất lỏng) và 16L (hạt).
Chắc hẳn, đến đây, người nông dân đã biết thêm nhiều thông tin về kỹ thuật bón phân cho cà phê đạt năng suất chất lượng tốt nhất rồi chứ? Hy vọng, bài viết đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích, thú vị để áp dụng vào trồng trọt, chăm sóc cây trồng hiệu quả nhất. Nếu còn vấn đề gì cần thắc mắc hay muốn được tư vấn về máy bay nông nghiệp hãy liên hệ với DigiDrone ngay nhé!
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN