Các loại bệnh trên cây vải như sương mai trên quả, mất màu và nứt quả vải diễn ra phổ biến. Vậy đâu là cách phòng trừ các loại bệnh trên cây vải hiệu quả nhất?
Các loại bệnh trên cây vải như sương mai trên quả, mất màu quả vải, nứt quả vải diễn ra phổ biến. Vậy đâu là cách phòng trừ các loại bệnh trên cây vải này hiệu quả nhất?
Các loại bệnh trên cây vải thường bùng phát mạnh mẽ vào tháng 6, khi tiết trời oi ả và nóng bức. Dưới đây là những bệnh thường gặp nhất.
- Bệnh sương mai trên quả, xuất hiện vào giai đoạn quả chín và chuẩn bị thu hoạch.
- Bệnh mất màu trên quả, nghiêm trọng nhất trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm.
- Bệnh nứt quả vải, nguyên nhân được cho là do cùi quả phát triển quá nhanh so với sự phát triển của vỏ quả.
- Địa y bám trên cành cây, thường xảy ra ở những cây già cỗi, cành rậm rạp.
- Bệnh sém mép lá do nấm gây ra, phát sinh vào đầu mùa mưa và nặng nề vào các tháng 2, 3, 4.
Các loại bệnh trên cây vải thường gặp
Bà con nông dân cần nhanh chóng nhận biết dấu hiệu của các loại bệnh trên cây vải. Điều này sẽ giúp can thiệp, xử lý giúp kịp thời, phòng tránh được những thiệt hại nặng nề.
Dấu hiệu của bệnh sương mai trên quả vải chính là những đốm màu nâu dạng thấm nước xuất hiện trên vỏ. Sau vài ngày thì đốm loại bệnh trên cây vải này sẽ xâm nhập vào phần thịt quả, khiến thịt quả bị lõm xuống và thối nhũn. Giai đoạn quả chín và thu hoạch, nếu trời mưa nhiều, sáng sớm nhiều sương, nhiệt độ thấp (25 - 27 độ C) thì tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao.
Thông thường, quả vải khi chín sẽ có vỏ màu đỏ đặc trưng, đồng nhất. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm bệnh thì vỏ sẽ xuất hiện những đốm đen, đốm nâu. Trường hợp bệnh nặng thì những đốm đen và nâu này sẽ ăn sâu vào phần thịt quả, làm giảm giá trị thương phẩm.
Cách nhận biết các loại bệnh trên cây vải
Trong các loại bệnh trên cây vải thì bệnh nứt quả vải này không phải do sâu, nấm hay vi khuẩn gây ra, mà là bệnh sinh lý. Bệnh phát sinh từ khi cùi quả bao kín hạt cho đến thời điểm thu hoạch quả. Cùi quả phát triển nhanh hơn vỏ quả khiến vỏ quả không chịu được “áp lực”, dẫn đến bị nứt.
Tình trạng sẽ càng nghiêm trọng nếu người trồng bón phân muộn và quá nhiều. Hoặc thực hiện tưới đẫy nước cho cây sau một đợt nắng nóng hoặc mưa kéo dài.
Trên thân, cành cây sẽ xuất hiện nhiều địa y bám vào. Địa y có thể hút chất dinh dưỡng trên thân, cành khiến các bộ phận này bị còi cọc, cằn cỗi, khô héo. Từ đó, làm suy giảm sức đề kháng, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Ở phần đầu và mép lá xuất hiện những vết thương tổn. Sau vài ngày, vết bệnh này sẽ chuyển sang vàng và khô. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh lây lan rất nhanh.
Thời tiết tháng 6 nắng nóng, mưa nhiều thuận lợi cho các loại bệnh trên cây vải phát triển và gây ra thiệt hại về chất lượng và số lượng sản phẩm.
- Bệnh sương mai khiến quả vải xuất hiện các đốm màu nâu, xâm nhập vào phần thịt quả, khiến thịt quả bị lõm xuống và thối nhũn.
- Bệnh mất màu trên quả khiến quả vải mất đi màu đỏ đặc trưng, ở vỏ xuất hiện các đốm đen đốm nâu, trường hợp bệnh nặng sẽ ảnh hưởng đến thịt quả làm giảm giá trị thương phẩm
- Bệnh nứt quả vải là bệnh sinh lý. trong đó vỏ quả không chịu được “áp lực”, dẫn đến bị nứt từ đó làm giảm chất lượng quả
- Bệnh ký sinh khiến cây bị hút chất dinh dưỡng trên thân, cành, các bộ phận này bị còi cọc, cằn cỗi, khô héo và làm suy giảm sức đề kháng, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
- Bệnh sém mép lá khiến phần đầu và mép lá xuất hiện những vết thương tổn. Sau vài ngày, vết bệnh này sẽ chuyển sang vàng và khô.
Thiệt hai do các loại bệnh trên cây vải gây ra
Xem thêm:
[Hướng Dẫn] Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Mận Hiệu Quả
5+ Thuốc Đặc Trị Bệnh Sương Mai Hiệu Quả, Chất Lượng
Phòng trừ bệnh trên cây vải hiệu quả như thế nào?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bà con nông dân nên chủ động phòng trừ các loại bệnh trên cây vải bằng những biện pháp sau.
Đối với bệnh sương mai hay bệnh mất màu trên quả thì dùng 25ml Elicitor 250 + 50ml siêu đồng pha với 20 lít nước rồi phun tưới cho cây.
Đối với bệnh nứt quả vải thì quá trình chăm sóc cần lưu ý không bón phân quá nhiều và quá muộn. Điều hòa việc tưới nước, chỉ nên tưới đủ để duy trì độ ẩm cho cây, không tưới đẫy nước.
Đối với bệnh ký sinh thì phòng trừ bằng cách thường xuyên cắt tỉa tán cây, đảm bảo sự thông thoáng cho vườn trồng. Khi cây có dấu hiệu ký sinh thì dùng dao sạch cạo hết những vết ký sinh này đi, sau đó phun Boocđô nồng độ 1% để phòng trừ.
Đối với bệnh sém mép lá thì phun Elicitor 250 + siêu đồng để phòng trừ. Đồng thời, cắt bỏ những cành lá bị bệnh để phòng tránh sự lây lan sang cả vườn trồng.
Để phòng trừ các loại bệnh trên cây vải thì ngoài các biện pháp trên, bà con nên chủ động phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, công tác phun thuốc cho cây trồng trở nên đơn giản, hiệu quả hơn với các thiết bị máy bay nông nghiệp không người lái.
Theo đó, máy bay có thể hỗ trợ phun thuốc và bón phân hiệu quả bằng những tính năng và công nghệ hiện đại. Thiết kế nhỏ gọn của máy bay giúp người dùng dễ dàng vận chuyển và sử dụng trong nhiều khu vực địa hình khác nhau.
Sử dụng máy bay phun thuốc không người lái sẽ giúp gia tăng hiệu quả phòng trừ các loại bệnh trên cây vải
Phòng trừ các loại bệnh trên cây vải
Quá trình phun thuốc, máy bay có thể “nhắm” chính xác mục tiêu và phun dưới dạng sương mù, đảm bảo thuốc thẩm thấu nhanh, không bị rơi giọt xuống đất. Đặc biệt, tiết kiệm được 90% lượng nước và 30% lượng thuốc so với phương pháp phun truyền thống.
Bên cạnh đó, người dùng có thể thiết lập trước đường bay cho máy bay, giúp thiết bị có thể vận hành chính xác và linh hoạt trên nhiều địa hình khác nhau. Đồng thời, tránh được chướng ngại vật để gia tăng tính an toàn và an ninh.
Ngoài ra, với máy bay phun thuốc không người lái, người dùng có thể tiết kiệm được nhân lực tối ưu. Máy bay chỉ mất 10 phút để phun 1 ha cây trồng. Trong khi đó, nếu phun bằng sức người thì phải mất tận 3 - 4 giờ. Và nếu phải tiếp xúc với hóa chất trong thời gian lâu như vậy, sức khỏe người dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, để nâng cao hiệu quả phòng trừ các loại bệnh trên cây vải, bà con nông dân nên đầu tư, trang bị máy bay nông nghiệp không người lái. Thiết bị sẽ giúp tối ưu hóa quá trình phun thuốc, tiết kiệm được chi phí đầu vào và mang đến mùa màng bội thu.
Sử dụng máy bay phun thuốc để phòng trừ các loại bệnh trên cây vải
Hiểu được tầm quan trọng của máy bay nông nghiệp trong trồng trọt, nhưng bạn đã chọn được thiết bị phù hợp chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua top 5 dòng máy bay DJI nổi bật dưới đây.
Hệ thống phun thuốc của máy bay phun thuốc XAG P40 sử dụng vòi phun đôi và thế hệ mới của thiết kế máy bơm nhu động dòng cực lớn, với tốc độ dòng chảy lên đến 10 lít / phút giúp việc phun thuốc hiệu quả, ngăn ngừa triệt để sự phát triển của các loại bệnh trên cây vải
XAG P40 được trang bị một động cơ không chổi than mới và tấm phun từ xa, giúp cải thiện hoàn toàn hiệu quả phun và làm cho việc phun đều và có thể kiểm soát được hơn.
Thiết bị bay hãng XAG P100 này có thể phun được từ 4000 đến 5000 lít/ngày, loại bỏ nỗi lo thiếu nhân công phun thuốc cho bà con. Sử dụng máy bay xịt thuốc để phòng trừ các loại bệnh trên cây vải còn giúp giảm chi phí, linh động hơn về mặt thời gian và tăng chất lượng của sản phẩm đầu ra.
Máy bay nông nghiệp XAG P100 là thiết bị có độ bền cao, ít hỏng hóc. Vì thế, bà con sẽ không tốn nhiều chi phí sửa chữa.
XAG P100 Pro sở hữu tải trọng lớn chưa từng có với thùng nguyên liệu 80 lít cùng thùng thuốc 50 lít nên tải trọng tối đa của máy lên đến 50kg. Đặc biệt, nhờ nâng cấp cánh quạt 55 inch mang đến động cơ có công suất mạnh mẽ hơn và đạt mức tải trọng chưa từng có.
Thiết bị còn được nâng cấp bộ nạp trục vít thông minh, có thể rải phân hiệu quả trong trong 20 giây. Với kích thước hạt từ 1 – 6mm, thiết bị có thể rải tối đa 150kg/phút.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách phòng trừ các loại bệnh trên cây vải hiệu quả. Nếu cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn, hãy liên hệ DigiDrone. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách tận tình và chu đáo.
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
- Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
- Điện thoại: 0968 66 88 99
- Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
- Email: contact@digidrone.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN