messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa đạt năng suất cao

Ngâm ủ hạt giống là khâu quan trọng quyết định đến thời vụ cũng như sức sinh trưởng của cây mạ sau này. Cây mạ khỏe mạnh sẽ là tiền đề cho ruộng lúa tốt “tốt giống, tốt mạ, tốt lúa”. Do đó, trong bài viết này DigiDrone sẽ hướng dẫn bà con cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa đạt năng suất cao.

Cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa đạt năng suất cao

Dưới đây là cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả cao khi thu hoạch:

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, bà con cần chuẩn bị nước ngâm. Nước dùng để ngâm hạt giống phải là nước sạch, không nên sử dụng nước giếng khoan, nước ao tù chua có nhiều váng.

Bà con nên dùng nước mưa, nước máy hoặc nước sông lớn để ngâm giống. Sau đó tiến hành chuẩn bị hạt giống và một số chế phẩm xử lý.

Bước 2: Tiến hành

Ngâm ủ hạt giống với KH:

Đây là một bước tiến bộ kỹ thuật giúp khâu ngâm ủ đơn giản và mộng mạ đẹp, mạ khi đưa ra ruộng chống chịu với thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại tốt hơn.

Cách làm: Bà con cho hạt giống vào bao lưới mắt nhỏ. Sau đó, pha KH theo liều lượng trên bao bì và ngâm nước pha KH ngập thóc. Ngâm trong 10 – 12 tiếng sau đó vớt ra để khoảng 1 tiếng. Tiếp đến lại cho hạt giống vào ngâm tiếp trong nước KH đến khi đủ thời gian thì đem ủ mà không cần thay nước. KH có tác dụng kích thích hạt mầm, kích rễ cho hạt mộng và tăng sức chống chịu của hạt giống với điều kiện bất thuận của thời tiết khi gieo ra ruộng.

Thời gian ngâm:

  1. Đối với giống không chuyển vụ (là loại thóc đã qua thời gian ngủ nghỉ):

Bà con tiến hành ngâm hạt giống, thời gian ngâm sẽ phụ thuộc vào độ ẩm của hạt (hạt có độ ẩm càng thấp, thời gian ngâm sẽ ngắn hơn và ngược lại) và phụ thuộc vào độ dày của hạt thóc (hạt thóc hở hạt, vỏ mỏng ngâm ít hơn, hạt thóc kín và vỏ có lớp lông dày ngâm lâu hơn) thông thường:

  • Đối với lúa lai ngâm trong 16 – 20 tiếng và sau 6 – 8 tiếng là phải đãi chua cũng như thay nước một lần.
  • Đối với lúa thuần đã qua sấy (mua của công ty): Bà con tiến hành ngâm xung quanh 24 tiếng, cứ 6 – 8 giờ là phải đãi chua và thay nước một lần.
  • Đối với giống lúa thuần tự phơi: Tiến hành ngâm trong 36 – 48 giờ, sau đó cứ 10 – 12 giờ là phải đãi chua và thay nước một lần.

       2. Đối với giống lúa chuyển vụ (thu hoạch vụ Xuân chuyển luôn sang vụ Mùa)

Đa số các giống lúa đều có thời gian ngủ nghỉ nhất định sau khi thu hoạch đặc biệt là các giống ngủ sâu như BC15, lúa Nhật. Vì vậy, nếu bà con dùng giống lúa chuyển vụ bắt buộc phải phá ngủ thì hạt giống mới nảy mầm tốt được. Thông thường có 3 cách phá ngủ như sau:

  • Sử dụng lân Super: Bà con dùng khoảng 1.5 – 2kg lân Super cho 10kg giống. Hòa lân Super với 2 – 3 lít nước khuấy đều đợi khi lắng cặn gạn lấy nước trong đem ngâm giống và thêm nước cho ngập thóc là vừa.
  • Sử dụng Axit Nitric (HNO3) đậm đặc pha thành dung dịch 3 phần phần nghìn. Có nghĩa là cứ 1kg thóc giống dùng 3ml axit + 1.3 lít nước (cho nước vào trước thuốc vào sau rồi khuấy đều, đổ thóc vào đảo đều sau đó thêm nước ngập thóc). Lưu ý không nên dùng đồ kim loại để ngâm vì axit ăn mòn kim loại.
  • Dùng các chế phẩm phá ngủ hạt thóc giống bán trên thị trường theo đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Với tất cả những cách trên bà con đều phải ngâm liên tục 24 giờ trong nước thuốc xử lý sau đó mới được vớt ra, rửa sạch rồi ngâm tiếp cho đến khi hạt no nước. Chú ý nên rửa và thay nước 2 – 3 lần/ngày. Tuyệt đối không nên để thóc bị chua và nhớt vì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Sau khi đã ngâm đủ nước (hạt sưng mép hoặc bẻ hạt thóc ra thấy hạt gạo đã đều một màu) thì vớt ra và đãi sạch chua, để ráo rồi cho vào nơi mát, phủ bao tải ẩm, vải ẩm và cung cấp thường xuyên cho hạt nảy mầm. Khi mộng đủ tiêu chuẩn thì mang đi gieo.

Một số lưu ý khi ngâm ủ hạt giống trong điều kiện thời tiết nắng nóng

  • Thóc cần ngâm nhiều nước và để ở nơi thoáng mát.
  • Đối với giống lúa liền vụ phải xử lý phá ngủ hạt giống trước khi đi ngâm.
  • Giống phải hút “no nước”, có thể thấy rõ phôi trắng và méo hạt phình lên là đạt yêu cầu.
  • Ủ giống ở nơi thoáng mát, không đọng nước. Nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước để đảm bảo đủ độ ẩm.

Một số lưu ý khi ngâm ủ hạt giống trong điều kiện thời tiết lạnh rét

  • Bà con có thể xử lý thóc bằng dung dịch muối 15% từ 15 – 20 phút để loại bỏ nấm tồn dư trên hạt. Biện pháp này có thể thay thế ngâm nước ấm vì nước nhanh nguội và lạnh.

  • Phải phơi lại giống lúa trước khi ngâm để tăng khả năng hút nước.
  • Có thể sử dụng bao tay hoặc túi vải cotton, vải bông đựng thóc để ủ. Tuyệt đối không dùng túi nilon để ủ thóc.
  • Nếu dùng rơm hoặc rạ cần phải nén chặt để gió lạnh không lùa qua.
  • Nếu sử dụng tro bếp để ủ thóc thì cần bọc một lớp vải ẩm dày bên ngoài bao thóc, để tro không hút nước từ bao thóc, khiến thóc bị khô.
  • Nên gieo mạ khi hạt thóc vừa nứt nanh nếu gặp rét đậm kéo dài.
  • Ở thời tiết rét đậm dưới 15 độ C, bà con cần có biện pháp kìm sự phát triển của mầm và rễ. 

Bà con nông dân có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa cũng như giải pháp máy bay xịt thuốc điều khiển từ xa vui lòng liên hệ ngay với DigiDrone để được hỗ trợ cụ thể nhé!

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI