Để có thể kịp tiến độ cấy lúa vụ mùa thì việc ủ lúa lên mầm sao cho đúng thời điểm luôn là vấn đề các bà con nông dân quan tâm. Hiểu được nỗi lo lắng, trăn trở của những người nông dân chúng tôi hướng dẫn bạn cách ủ giống lúa lên mầm nhanh nhất với tỷ lệ nảy mầm cao để có được một vụ lúa mùa hiệu quả nhất.
1. Cách xử lý lúa giống trước khi ủ
Cần phải tiến hành xử lý giống trước khi ủ
Đầu tiên, bạn cần phải xử lý giống lúa trước khi tiến hành ủ bằng cách phơi lại giống khoảng 2-3 tiếng dưới nắng nhẹ. Không nên phơi trực tiếp xuống sân gạch hay sân xi măng. Ngoài ra, còn có thể xử lý giống trước khi ủ bằng một số cách như sau:
- Sử dụng nước nóng khoảng 54 độ và ngâm giống trong khoảng 10 - 20 phút. Trong quá trình ngâm hãy loại bỏ những hạt nổi lên trên mặt nước, chỉ lấy những hạt chìm xuống.
- Sử dụng dung dịch nước muối loãng bằng cách pha 10 lít nước với 1.5kg muối trắng khuấy đều cho muối hòa tan rồi đổ lúa giống trong khoảng 10 - 15 phút.
- Sử dụng nước vôi bằng cách hòa tan 200g vôi vào 10 lít nước và đợi vôi lắng cặn lấy nước trong để ngâm lúa giống trong khoảng 8 - 10 giờ đồng hồ.
2. Cách ngâm thóc nảy mầm
Sau khi đã tiến hành xử lý lúa giống sau đó sẽ tiến hành ngâm cho thóc nảy mầm bằng nước sạch. Cách ngâm lúa giống bằng cách cho lượng nước cách bề mặt hạt giống khoảng 20cm. Sau khoảng thời gian ngâm hạt giống thì khoảng 6-8 tiếng cần phải thay nước và rửa hạt giống lại một lần bằng nước sạch.
Ngâm cho thóc nảy mầm trước khi tiến hành ủ
Khi nhiệt độ xuống thấp thì thời gian ngâm thóc nảy mầm sẽ kéo dài hơn có thể dẫn đến hiện tượng chua giống. Vì vậy, trong quá trình ngâm bà con nông dân cũng phải thường xuyên kiểm tra để khắc phục. Nếu trường hợp những hạt giống có mùi chua hãy tiến hành đãi sạch lại để tránh mức độ chua trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạt lúa mang đi ủ phải là những hạt no nước, phần mép hạt trông hơi sưng và có thể tách ra nhìn thấy phần bên trong. Khi ngâm hạt giống đã đúng chuẩn thì mang đi đãi sạch để ráo nước sau đó mới tiến hành ủ hạt giống.
3. Ngâm lúa giống bao lâu?
Nhiều nông dân thắc mắc cần phải ngâm lúa giống bao lâu. Thời gian ngâm lúa giống là bao lâu phụ thuộc vào giống lúa cũng như thời tiết khi ngâm lúa. Thông thường thời gian ngâm lúa giống sẽ từ 24 - 36 tiếng. Và trong thời gian đó thì cần phải thay nước cho hạt lúa giống khoảng 6- 8 tiếng/ lần để hạt giống đạt chất lượng tốt trước khi đưa vào ủ.
Xem thêm:
5+ Thuốc Trị Đạo Ôn Trên Lúa Giá Rẻ, Chất Lượng Tốt Nhất
Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Đạo Ôn Trên Lúa Hiệu Quả
4. Tiến hành ủ lúa giống
Hạt lúa sau khi đã ngâm và đạt tiêu chuẩn thì tiến hành ủ giống. Cách ủ lúa lên mầm nhanh nhất không phải ai cũng biết. Để tỉ lệ nảy mầm cao thì cần cho thóc vào trong bao vải hoặc thúng để tiến hành ủ. Trường hợp dùng thúng thì trên miệng thúng phải được phủ thêm bao tải.
Hướng dẫn cách ủ lúa lên mầm nhanh nhất với tỷ lệ nảy mầm cao
Thời gian để ủ lúa là khoảng 36 - 48 giờ để hạt thóc ra mầm đều. Trong quá trình ủ thì cần phải kiểm tra thường xuyên khoảng 8-10 giờ cần kiểm tra 1 lần. Chỉ cần bà con cho tay vào giữa thúng ủ để kiểm tra:
- Nếu tay khô thì nghĩa là hạt giống ủ đang cần nước và cần phải cho thêm nước để giữ ẩm cho hạt giống.
- Nếu tay ướt và nhơn nhớt thì cần phải rửa sạch lại giống và tiếp tục ủ như thường. Nếu không rửa sạch có hạt mầm bị thối sẽ không thể nảy mầm.
- Nếu tay lạnh thì có thể pha thêm nước ấm cho vào thóc ủ để đảm bảo quá trình lên mầm được tốt nhất.
Trong cách ủ giống lúa này nếu thấy hạt giống đã nảy mầm nhưng mầm dài ra và rễ ngắn thì cần phải cho thêm nước và đảo đều hạt giống rồi tiếp tục ủ. Ngược lại nếu mầm ngắn mà rễ dài thì cần phải cho hạt giống ra ngoài không khí 5-10 phút để cung cấp dưỡng khí để mầm phát triển.
Tiêu chuẩn trong cách ủ lúa lên mầm là những hạt lúa phải có mầm và rễ. Trong đó, rễ dài bằng ⅓ - ½ chiều dài của hạt lúa. Có như vậy giống mới phát triển tốt khi được gieo xuống đất.
5. Một số lưu ý khi ngâm ủ hạt giống lúa
Ngoài việc thực hiện theo đúng quy trình ngâm ủ giống lúa thì bà con cũng cần phải lưu ý một vài vấn đề sau đây để có được những hiệu quả thóc nảy mầm tốt nhất.
5.1 Ngâm ủ lúa giống khi trời rét
Cách ủ lúa lên mầm nhanh nhất trong điều kiện thời tiết giá rét bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Sử dụng bao đay, túi vải cotton hay vải bông để thực hiện ủ thóc. Tuyệt đối không nên sử dụng loại túi nilon bởi sẽ bí hơi và rất dễ thóc giống bị thối.
- Nên dùng rơm, rạ để phủ ngăn không cho gió lạnh lùa vào.
- Bà con cũng có thể dùng tro bếp để ủ thóc tuy nhiên cần phải bọc lên một lớp vải ẩm dày bên ngoài để tro không hút nước từ bao thóc giống đó.
- Trường hợp rét đậm, rét hại nên gieo mạ khi hạt thóc vừa nứt.
- Nếu trong điều kiện thời tiết rét dưới 15 độ phải có biện pháp để kìm hãm sự phát triển của mầm hay rễ cây. Hãy sử dụng tro bếp trộn với mống mạ theo tỷ lệ 1:3 trải đều và phủ bao tải ẩm lên trên.
5.2 Ngâm ủ lúa giống khi thời tiết nắng nóng
Trong điều kiện thời tiết nóng cần phải cấp ẩm cho lúa giống thường xuyên
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng cách ngâm thóc nảy mầm hay ủ lúa giống cũng cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Luôn luôn phải ngâm thóc trong điều kiện nhiều nước nhất và để nơi thoáng mát.
- Ủ giống cần phải ở nơi thoáng mát và không đọng nước. Trường hợp hạt thóc khô cần phải tưới thêm nước để đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt giống.
- Luôn luôn kiểm tra trong thời gian ngâm hoặc ủ giống để đảm bảo chúng lên mầm tốt.
- Cần thay nước khi ngâm giống từ 4-6 giờ/ lần.
6. Cách xử lý lúa giống lên yếu
Trong cách ủ lúa lên mầm nhanh nhất nếu bạn không làm đúng theo quy trình thì rất dễ dẫn đến tình trạng giống lúa lên yếu. Vậy cách xử lý lúa giống lên yếu như thế nào? Bạn hãy thực hiện theo những chia sẻ sau:
- Cách ngâm mạ giống: Khi giống lên yếu bạn lưu ý để giống chỗ mát và ngâm càng nhiều nước càng tốt. Sau khoảng 6-8 giờ ngâm lại tiến hành rửa sạch lại.
- Khi ủ: Hãy chia nhỏ số lượng giống để ủ. Nếu có mùi chua cần phải rửa bằng nước sạch để ráo và hết mùi chua thì mới ủ tiếp.Trong quá trình ủ cũng đảm bảo đủ ẩm.
- Khi gieo mạ: Với những hạt lúa giống yếu khi gieo mạ cần phải gieo ở luống mạ không đọng nước, nên gieo vào buổi chiều tối và khi gieo nên nép mạnh tay để hạt giống chìm xuống dưới đất.
7. Sử dụng máy bay nông nghiệp để sạ lúa giống
Hãy dùng máy bay nông nghiệp không người lái để sạ lúa
Để nâng cao năng xuất trong quá trình gieo mạ bà con nên sử dụng máy bay sạ lúa không người lái. Với thiết bị này đem lại nhiều lợi ích cho nông dân trong quá trình sạ lúa như:
- Tăng năng suất và đảm bảo chất lượng lúa bởi hệ thống rải hạt trên máy bay thông minh đảm bảo sạ lúa đều chính xác giúp lúa mọc tốt hơn.
- Sử dụng máy bay sạ lúa sẽ giúp bà con nông dân không còn vất vả như xưa. Chỉ cần ngồi một chỗ và điều khiển máy bay sạ lúa trên toàn cánh đồng. Với công suất lớn giúp giảm lượng nhân công hiệu quả.
- Tiết kiệm chi phí hơn so với việc thuê nhân công.
Trên đây là chia sẻ về cách ủ lúa lên mầm nhanh nhất với tỷ lệ nảy mầm cao mà bà con nông dân nên áp dụng để tăng hiệu quả trong quá trình canh tác cây lúa. Bên cạnh việc ngâm và ủ giống thì quá trình sạ lúa cũng rất quan trọng. Bà con nên sử dụng máy bay nông nghiệp không người lái để sạ lúa đảm bảo đều và tiết kiệm nhân công tối đa. Để có thêm thông tin về thiết bị máy bay sạ lúa hãy liên hệ ngay với DigiDrone Việt Nam để được tư vấn chi tiết nhất.
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
- Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
- Điện thoại: 0968 66 88 99
- Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
- Email:contact@digidrone.vn