Kỹ thuật cấy lúa bằng tay phụ thuộc phần lớn vào cách chăm mạ kĩ càng. Bạn cũng có thể làm được một cách hiệu quả hơn nhờ máy bay không người lái Digidrone.
Lúa là cây trồng chủ lực có một vài vai trò hết sức to lớn đối với việc bảo đảm an ninh lương thực của nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, lúa là cây trồng có diện tích canh tác rộng lớn nhất. Tuy nhiên, những biến đổi trong tự nhiên, thời tiết, khí hậu... đã khiến sâu bệnh ngày một phổ biến và khó kiểm soát làm suy giảm năng suất lúa. Bài hướng dẫn này sẽ giúp nông dân nắm rõ kỹ thuật cấy lúa bằng tay và thâm canh hiệu quả nhất, qua đó nâng năng suất, phẩm chất, giá trị sử dụng của hạt lúa.
Hiện nay, có 2 cách cấy lúa bằng tay cơ bản nhất vẫn được áp dụng từ thời xưa là cấy lúa nước úp tay và ngửa tay. 2 cách cấy lúa này khá phổ biến, dễ làm.
Cấy ngửa tay như cái tên của nó, tức là khi cấy, bàn tay của người đi cấy phải để ngửa, tay trái cầm bó mạ, dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay thuận lấy bó mạ cấy cắm xuống ruộng, bàn tay và cổ tay phải ngửa lên trời.
Kỹ thuật cấy lúa úp tay cũng vậy, là người cấy phải dùng hai ngón tay cái và trỏ của tay phải cắm mạ xuống dưới đất. Tay trái cầm mạ ngửa, tay phải lấy mạ úp. Sau khi tay thuận đã đỡ xong cây mạ, xoay úp lòng bàn tay xuống đất rồi cấy cây mạ xuống ruộng.
Khi cấy cây mạ xuống đất, hai ngón tay cái và trỏ cầm sát lấy cây mạ, 3 ngón tay còn lại của bàn tay thuận giơ lên để giữ cây mạ.
Khi cấy cây mạ xong, 3 ngón tay còn lại của bàn tay thuận co lên nhằm giữ cây mạ, giúp mạ mọc thẳng đứng.
Cấy mạ bằng tay ngửa hoặc úp đều cho hiệu quả, năng suất mạ mọc như nhau
Xem thêm:
Hướng Dẫn Sạ Lúa Khô Đúng Kỹ Thuật Trong Quá Trình Canh Tác
Lúa Cấy Và Lúa Sạ | Nên Canh Tác Theo Phương Pháp Nào?
Để có thể bước tới giai đoạn cắm mạ xuống đất, người nông dân phải thực hiện qua khá nhiều bước trước đó. Quá trình thực hiện được chia sẻ ở dưới đây.
Nhổ mạ là dùng tay lấy mầm mạ đang nhú trong ruộng mạ lên khỏi đất gieo. Sau đó rửa sạch sẽ đất ở rễ mạ, buộc chặt vào các cột để di chuyển đến nơi cấy.
Mạ mới nhổ còn yếu nên chúng ta cần phải nhẹ nhàng vận chuyển mạ tới ruộng cấy và cấy xuống đất trong thời gian sớm nhất để mạ không bị hỏng, chết.
Chia mạ là việc rải đồng đều từng bó mạ ra ruộng cấy.Chia mạ như thế, cấy đến đâu, người đi cấy chỉ việc lấy mạ đã được chia ở đó để cấy mà không phải lội đi lội lại để lấy mạ.
Cách cấy mạ như thế nào? Khi cấy, người nông dân có thể cấy ngửa tay, hoặc úp tay tuỳ theo. Cấy lúa bằng tay sẽ giúp rễ mạ không phải cắm sâu dưới bùn giúp cây mạ nhanh bén rễ, hồi xanh.
Cấy mạ, vận chuyển mạ, chia mạ… tạo nên một mùa vụ bội thu
Có 3-4 mô hình lúa cấy phổ biến mà hiện nay vẫn đang được áp dụng tại nhiều khu vực nông thôn.
Là phương thức thông dụng nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kĩ, san bằng phẳng rồi mới được gieo sạ, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến khi cấy.
Mạ gieo trên sân (mạ dược), khi cấy không phải nhổ mạ, chỉ việc đưa mạ ra ruộng cấy rồi thôi. Những năm rét nhiều thì vào mùa xuân, mạ dược hay chết do cháy mạ, phải xử lý bằng làm mạ sân và được gọi là vụ xuân muộn.
Người dân phải làm đất khô trước khi gieo, trải giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mật độ mạ gieo dày (2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày.
Có thể cải tiến phương pháp này bằng cách trước khi gieo mầm, rải một lớp bùn mỏng lên sân hay lên lớp đất mỏng ở ven kênh, vệ đường. Nếu đất kém có thể trộn thêm phân chuồng mục đã xử lý với phân lân. Gieo hạt đã xử lý, ngâm ủ với mật độ giao khoảng 1,0-1,5 kg/m2. Sau đó, bạn hãy tưới giữ ẩm, che phủ nilon chống mưa lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy. Khi lấy mạ bứng từng khóm, khi cấy tách theo từng cụm nhỏ. Mạ sân bén rễ tốt, không thua kém mạ dược.
Cấy lúa bằng tay - Giải pháp cấy lúa của nhiều vùng nông thôn
Bạn cần làm đất nhỏ, gieo sâu 2-3 cm (hoặc đục lỗ bỏ hạt) dùng xẻng, cuốc để gieo hạt. Ở nông thôn, bạn càng cần làm đất tơi xốp hơn rồi mới gieo hạt, phủ một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm khi gieo xong. Loại mạ cạn này sau cấy bén rễ tốt, sinh trưởng khỏe.
Phổ biến ở vùng đất trũng không làm nổi mạ khô nên mạ dược (mạ nước) được ưu tiên. Với mô hình cấy lúa này, bạn chỉ cần lấy rơm rạ xếp thành hình bè rộng 1-1,2 m, nhô lên 3-5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên để gieo mầm.
Ngoài ra, cấy lúa hàng biên cũng được khá nhiều người áp dụng để cải thiện hiệu suất làm việc, năng suất của sản lượng lúa.
Cấy lúa bằng tay với mật độ cao có thể sẽ làm tăng chi phí lao động. Thậm chí cấy lúa bằng tay phần nào làm giảm tốc độ tăng trưởng cây trồng vì giảm lượng không khí lưu chuyển cũng làm giảm sự tiếp xúc đối với ánh sáng mặt trời. Không chỉ vậy, có thể sản lượng cây trồng sẽ giảm mạnh. Chi phí hóa chất diệt cỏ tương đối cao làm tăng chi phí sản xuất.
Cấy lúa bằng tay tốt nhưng cấy lúa bằng máy còn tốt hơn
Ứng dụng máy bay nông nghiệp giúp có thể giúp bón phân và phun thuốc tự động cho ruộng lúa. Phương pháp canh tác hiện đại cũng tạo điều kiện giúp giảm chi phí sản xuất. Qua đó, nông dân giảm phun hoá chất bảo vệ thực vật khoảng 2 đến 3 lần/vụ, đặc biệt là đối với thuốc trừ sâu, rầy hại lúa. Ngoài ra, lúa thu hoạch từ ruộng gieo trồng theo phương pháp cấy bằng máy cũng sẽ có độ đồng đều cao hơn phương pháp sạ thưa và cấy.
Trong từng mùa vụ, mỗi một thời kỳ cây lúa cần có một chế độ chăm sóc về bón phân, nước uống, cỏ dại, phòng ngừa dịch hại khác nhau. Nên muốn trồng lúa có năng suất cao chúng ta cần kết hợp nhiều giải pháp với nhau, và việc cấy lúa bằng máy cần được cân nhắc nhiều hơn. Các bạn có thể liên hệ tới DigiDrone với hotline 0968 66 88 99 để được chúng tôi tư vấn kỹ hơn về hình thức cấy lúa cũng như chăm sóc cây lúa nhờ máy bay nông nghiệp nhé!
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
- Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp
- Điện thoại: 0968 66 88 99
- Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
- Email:contact@digidrone.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN