Cùng Digidrone chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái tốt sẽ giúp cho sầu riêng ra quả đều, cải thiện được năng suất, đem lại giá trị lớn cho bà con nông dân.
Là người trồng sầu riêng rất nhiều bà con nông dân trăn trở về kỹ thuật chăm bón loại cây này sao cho đúng cách để cho trái chuẩn, sản lượng nhiều, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiểu được nỗi lo của bà con, bài viết hôm nay của DigiDrone xin chia sẻ đến bạn kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái đúng cách giúp tăng giá trị kinh tế cho người dùng.
Bà con nên tỉa bớt hoa trong một chùm, chỉ để lại không quá 10 bông. Hầu hết số bông này đã đậu trái, do đó cần thực hiện việc tỉa bớt trái để đảm bảo chất lượng và trọng lượng của trái.
Hướng dẫn tỉa quả sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Hướng dẫn cách tỉa và thời điểm tỉa:
Chỉ để lại 2-3 trái trong mỗi chùm, khoảng 70-120 trái trên mỗi cây (tuỳ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của cây). Trong trường hợp cây đang bị rụng trái, cần tỉa bớt một số trái, tập trung dinh dưỡng cho số trái còn lại.
Vậy cách phun thuốc lá để nuôi trái sầu riêng được thực hiện như thế nào? Khi trái đạt khoảng 15-20 ngày tuổi, bà còn cần phun phân bón lá định kỳ 7-10 ngày/lần bằng phân NPK 20-20-20 kết hợp với King tropical để cung cấp dinh dưỡng cho trái. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ZinC 14% (kẽm) để trái phát triển xanh và tăng cường sức đề kháng cho cây.
Bên cạnh đó, cần thực hiện phun Bộ ba anh quốc định kỳ 7-10 ngày/lần để tăng độ dai cho cuống và hạn chế nứt cuống, bể đầu gai.
Phun thuốc lá để nuôi trái sầu riêng
Giai đoạn cây ra đọt non, bà con có thể sử dụng phương pháp phun chặn đọt PK80 kết hợp với kali bo. Để chuẩn bị dung dịch phun, hòa 1kg chặn đọt PK80 và 500g kali bo trong 200 lít nước. Phun tán lá và đầu cành với khoảng cách 2-3 cử cách 3-4 ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng K2SO4 (200-300g/bình 16 lít) định kỳ phun trong 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này). Phương pháp này giúp hạn chế sự phát triển của đọt non và giảm tình trạng rụng trái non.
Trong lần phun cuối cùng, hãy kết hợp thuốc Agri-Fos 640 để phòng trừ bệnh thối trái và xì mủ thân. Giai đoạn này trái đang nở gai và rất nhạy cảm với bệnh thối trái do nấm phát triển. Sử dụng 1 lít Agri-Fos 640 kết hợp với 500 lít nước để phun phòng chống thối trái.
Xem thêm:
Kỹ Thuật Chăm Sóc Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Đúng Cách, Hiệu Quả
Cách Chăm Sóc Sầu Riêng 1 Năm Tuổi Khỏe Mạnh, Phát Triển Tốt
Để bón phân cho sầu riêng ở giai đoạn nuôi trái sầu riêng đúng cách, cần tuân thủ đúng ba giai đoạn sinh trưởng cơ bản, cụ thể:
Bón phân chăm sóc chăm sóc sầu riêng nuôi trái
Để phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng, bạn cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
Tưới nước đúng cách là một trong những kỹ thuật nuôi trái sầu riêng mà bà con nông dần cần lưu ý. Trong giai đoạn nuôi trái của cây sầu riêng, việc tưới nước được thực hiện một cách cẩn thận và hiệu quả để đảm bảo cây có đủ nước để phát triển và cho ra trái chất lượng.
Tưới nước cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để tưới nước cho sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái:
Trong giai đoạn trái chuyển từ non sang già, cây sầu riêng tích lũy tinh bột, vì vậy cần bổ sung các chất trung, vi lượng như Canxi (Ca), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg), Kẽm (Zn), Boron (Bo), Molypden (Mo), Đồng (Cu)... để giúp cây quang hợp tốt và trái không bị sượng.
Trong quá trình chuyển hóa tinh bột, việc bổ sung Kali SULPHATE (K2SO4) là rất quan trọng. Không nên sử dụng kali đỏ vì có thể dẫn đến tình trạng trái bị sượng, cũng như không nên sử dụng phân bón gốc hoặc phân lá chứa các kích thích tố như NAA, IBA, Auxin, GA3.
Trong mùa mưa, việc tồn tại bồn nước sẽ khiến cây có quá nhiều nước, làm kém hiệu suất quá trình chín của trái và dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước. Vì vậy, trong mùa mưa, cần đảm bảo bồn thoát nước tốt. Trước khi thu hoạch trái sầu riêng từ 15-20 ngày, cần ngừng việc tưới nước hoàn toàn, và trong trường hợp trời mưa, cần đảm bảo việc thoát nước tốt để đảm bảo chất lượng trái tốt, không bị sượng.
Quá trình chăm sóc nuôi trái sầu riêng không quá khó nếu bà con nông dân nắm được kỹ thuật nuôi trái đúng cách. Bà con cần theo dõi vườn để phát hiện sớm tình trạng bệnh hại cho sầu riêng để từ đó có phương pháp phòng và xử lý hiệu quả.
Ứng dụng máy bay nông nghiệp chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Trong trường hợp phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc bón phân cho cây sầu riêng bà con nên ứng dụng máy bay nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. Là dòng máy bay không người lái dễ dàng vận hành, tính tự động cao, nhờ đó thời gian phun thuốc được rút ngắn. Với máy bay nông nghiệp người nông dân sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức và đặc biệt là đảm bảo sức khỏe, tránh tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.
Nếu bạn cần mua máy bơm nông nghiệp chăm sóc sầu riêng nuôi trái hãy liên hệ ngay với DigiDrone theo số hotline 0968668899 để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình.
Trên đây là cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái mà DigiDrone muốn chia sẻ đến bà con nông dân. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc, nuôi trái sầu riêng để đạt năng suất cao, đem lại giá cho bà con.
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
- Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
- Điện thoại: 0968 66 88 99
- Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
- Email:contact@digidrone.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN