Cây chuối ngự Đại Hoàng hay còn được gọi với cái tên vắn tắt là chuối ngự Nam, xuất hiện đầu tiên ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là giống chuối quý nên được rất nhiều bà con quan tâm. Vậy kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây như thế nào để đạt năng suất cao? Hãy cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đặc điểm của cây chuối ngự Đại Hoàng
Chuối là loại cây ăn quả được trồng diện tích lớn nhất trong các loại cây ăn quả hiện có. Các giống chuối được trồng chủ yếu là: cây chuối tiêu, chuối tây và chuối ngự. Trong đó chuối ngự nổi tiếng là thơm ngon và trước đây được sử dụng để tiến vua. Giống chuối ngự Đại Hoàng có 3 loại:
- Chuối ngự trắng: Quả to, khi chín vỏ màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn, thịt quả thơm nhẹ, loại này đẹp mã nên dễ tiêu thụ.
- Chuối ngự trâu: Quả to, vỏ quả chín màu vàng nhạt, không có hương thơm, loại này ít được yêu thích.
- Chuối ngự mít: Quả nhỏ, thon, khi chín vỏ mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm, đây là loại chuối quý.
Cây chuối ngự Nam cao trung bình 2.6m, thân gầy, lá màu xanh vàng, buồng chuối ngắn, có từ 5 – 8 nải, quả nhỏ và ngắn từ 8 – 12cm, quả tròn, múp đầu, vỏ mỏng màu vàng sáng đẹp mắt. Chuối ngự thích hợp với đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều kali và đạm rất thích hợp.
Kỹ thuật trồng chuối ngự nam đạt năng suất cao
Để cây trồng đạt năng suất cao, bà con cần nắm vững cách trồng cây chuối ngự Đại Hoàng sau:
Chuẩn bị cây giống
Cây con có thể lấy từ 2 nguồn:
- Tách cây con trên cây mẹ khỏe mạnh: Cây cao từ 70 – 100cm, lá ở giữa hơi xòe, có lá hình kiếm và 1 – 2 lá thật.
- Cây con được nhân giống bằng nuôi cấy mô: Cấy mô trong bầu đất, cao khoảng 30cm, đường kính thân từ 1 – 1.5cm, có 5 – 7 lá thật, bộ rễ phát triển tốt, không nhiễm bệnh nấm và tuyến trùng.
Chuẩn bị đất trồng
Đào đất sâu 30 – 40cm, rộng 50 – 60cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, bón lót mỗi hố 10 – 15kg phân chuồng hoai mục, 0.2kg Supe lân và 0.1kg sunphat kali hoặc clorua kali trộn đều với phân và lớp đất mặt rồi lấp hố lại.
Khoảng cách giữa các hàng từ 2.5 – 3m, khoảng cách cây 1.5 – 2.5m. Mật độ từ 2000 – 2500 cây/ha với phương thức trồng hàng đơn, hàng đôi.
Thời vụ
Vụ Xuân trồng vào tháng 2,3 còn vụ Thu là tháng 8, 9, 10. Trong giai đoạn này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, tuy nhiên khi ra hoa dễ bị rét làm năng suất thấp. Do đó, muốn trồng vụ Xuân phải chọn cây con khỏe, thâm canh cao, trồng sớm để có thể thu hoạch trường mùa đông.
Chăm sóc
Trong 2 tuần đầu, mỗi ngày tưới nước một lần cho đến khi bén rễ, sau 1 tháng thì làm cỏ. Tốt nhất nên trồng xen giữa hàng chuối các loại đậu, rau,… để che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.
Bón phân (chia làm 2 kỳ): Lượng phân 1 cây/năm là: 150 – 200g đạm ure cùng 250 – 500g Supe lân và 400 – 540g sunphat kali.
Tỉa mầm: Khi bà con đã trồng dày thì mỗi gốc chỉ để một cây con thay cây mẹ, nếu trồng thưa thì để 2 cây con trên 1 gốc, còn lại phải tỉa bớt đi để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
Cây chuối ra, mỗi buồn chỉ nên để 8 – 10 nải, nên cắt hoa chuối vào buổi trưa, sau đó phun một loạt thuốc trừ nấm và dùng túi nilon bao buồng lại để phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chuối ngự Đại Hoàng hiệu quả
Sâu hại cây chuối
Các loại sâu hại nguy hiểm trên cây chuối là:
- Sâu vòi voi (sâu đục thân): Sâu trưởng thành và ấu trùng phá hoại mạnh vào ban đêm, đục vào thân cây tạo thành các nốt đen, khiến gây không phát triển được nữa.
- Bọ nẹt: Loại bọ cắn phá lá, hại hoa và thân chuối.
- Bọ vẽ: Là loại côn trùng cánh cứng, nhỏ như hạt đậu, màu đen hoặc nâu đen. Bọ gặm vỏ quả khi hoa vừa kết tạo thành vết sẹo ngoằn ngoèo trên vỏ quả.
- Tuyến trùng ở rễ khiến rễ cây bị úa và chết.
Bệnh hại chuối ngự
Những loại bệnh hại trên cây chuối ngự Nam là:
- Bệnh chuối rụt (bệnh chùn đọt): Do virus gây ra, cây bị bệnh sẽ ngày càng nhỏ, ngắn, cây không thể ra hoa, quả bị dị dạng, nhỏ và không ăn được.
- Bệnh khảm lá: Bệnh do virus lan truyền qua đường tiếp xúc cơ học, côn trùng môi giới là rệp bông, qua chồi và tàn dư cây bệnh. Nó khiến lá cây bị biến dạng dẫn đến thối thân.
- Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora musae zimm gây ra làm hại thân lá, làm giảm năng suất.
Để có thể phòng trị các loại sâu bệnh hại cây chuối ngự Đại Hoàng hiệu quả, bà con nên sử dụng máy xịt thuốc bằng máy bay XAG P100 pro 2023 của DigiDrone Việt Nam. Sản phẩm sẽ là cánh tay đắc lực của nhà nông trong quá trình canh tác và sản xuất.
Liên hệ với DigiDrone để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhé!
Điện thoại: 0968 66 88 99
Email: contact@digidrone.vn