messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Cấy Khỏe Mạnh, Xanh Tốt

Các kỹ thuật chăm sóc lúa cấy khoẻ mạnh, xanh tốt sẽ được chúng tôi chia sẻ kỹ hơn ở dưới đây giúp các người nông dân giảm tải áp lực về chăm sóc lúa.

Trồng lúa là một trong những nghề nghiệp lâu đời ở nước ta. Bà con nhà nông khi nào cũng mong mỏi sẽ có mùa màng bội thu, không bị bệnh dịch phá hoại để có năng suất lúa chất lượng nhất. Tuy nhiên, muốn cây lúa phát triển mạnh khoẻ và đồng đều cần phải có sự phối hợp của rất nhiều nhân tố. Vì vậy, thông qua nội dung dưới đây hãy cùng Digidrone khám phá những kỹ thuật chăm sóc lúa cấy, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. 

1. Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy khi thời tiết không thuận lợi 

Lúa gạo là cây lương thực quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo đảm an ninh lương thực ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một loại cây trồng quá đỗi thân thuộc với bà con nước ta, cây lúa được gieo trồng trên khắp cả nước. Đặc biệt điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta vô cùng thuận lợi đối với việc trồng lúa. 

Những cánh đồng xanh tươi tốt, đầy đủ số lượng mầm lúa vào giai đoạn đẻ nhánh, đơm hoa, chắc hạt khi thu hoạch chính là mơ ước của bà con nhà nông. Thế cho nên, bà cần phải bổ sung dinh dưỡng cùng các chất bổ trợ giúp cây lúa khoẻ mạnh, có đòng lớn, hoa đẹp, hạt mẩy và chắc chắn nhằm hạn chế đổ ngã. 

kỹ thuật chăm sóc lúa cấy

Chăm sóc lúa cấy khi thời tiết không thuận lợi là rất quan trọng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa theo một cách dễ hiểu nhất là toàn bộ những chất dinh dưỡng cần thiết được cung cấp nhằm nuôi dưỡng toàn bộ cây lúa từ lúc ươm hạt cho đến khi thu hoạch. Các thành phần dinh dưỡng chính mà chúng ta phải cung cấp cho cây lúa đó là phân đạm, lân, kali cùng một số thành phần vi lượng. 

Trong phân bón chứa đựng các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với sự sinh trưởng ở cây lúa. Mỗi thành phần dinh dưỡng đóng vai trò khác nhau trong sự sinh trưởng của cây lúa nói riêng và toàn bộ cây trồng nói chung. Theo nghiên cứu, việc bổ sung dinh dưỡng cũng có những phương pháp bón phân khác nhau và tuỳ theo mỗi mùa vụ, tuỳ theo giống, điều kiện thời tiết, điều kiện canh tác... mà lượng phân bón cung cấp sẽ được thay đổi. 

Từ đầu mỗi mùa vụ, bà con phải đề ra bộ lịch canh tác chi tiết từ việc lựa chọn giống, khoảng cách giữa các cây và chăm sóc giống thế nào là phù hợp. Cụ thể, khi lúa ở giai đoạn gieo hạt đến thu hoạch là lúc rễ lúa phát triển kém. Bổ sung chất dinh dưỡng từ gốc rễ làm cho cây lúa có thể hấp thụ dinh dưỡng để cung cấp cho lớp lá đòng. Khi lá đòng phát triển tốt, cây lúa sẽ lớn nhanh và không bị dịch bệnh. 

kỹ thuật chăm sóc lúa cấy

Bón phân đúng thời điểm giúp cây lúa phát triển tốt hơn

2. Bón phân để chăm sóc lúa mới cấy 

Cần có sự cân đối khi bón phân đạm, lân và kali, cần bón đủ liều lượng chứ không dư thừa hoặc thiếu hụt làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa và phải bón vào giai đoạn giúp cây sinh trưởng tốt, nếu bón muộn thì cây sẽ phát triển kém phần thân lá vào giai đoạn sau. 

Để hạn chế phân bị rửa trôi và bốc hơi, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh, chống chịu tốt và hạn chế bị bạc lá, người nông dân cần cày sâu, thúc chậm, bón cân đối NPK, không sử dụng phân đơn. 

Vụ mùa sau khi cấy đến khi cây lúa đã làm đòng khoảng 30-35 ngày tuỳ theo giống, vì vậy nếu bón phân thúc muộn, lúa tốt trễ sẽ gây tình trạng bị bạc lá và gãy cành sớm. 

Hơn nữa, người nông dân nên bón phân thúc 1 lần/tuần, bón sớm, ngay khi cây bén rễ hồi xanh. Tốt nhất là bón sau cấy 5-7 ngày, chậm nhất không quá 10 ngày. 

Nên dùng phân NPK chuyên thúc cây lúa có tỷ lệ lân và kali cao như phân có tỷ lệ 17:5, 12:5… bón 10-12 kg/sào, hay các loại phân chuyên dùng bón cả lót và thúc như phân có tỷ lệ 16:1 6:8; 16:8... bón khoảng 7-8 kg/sào. Bón phân kết hợp tỉa lúa để tránh đọng nước tăng cường sự hấp thụ phân bón. Nên bón phân lúc chiều mát và khi mực nước láng mặt ruộng nhằm hạn chế thất thoát phân do bay hơi. 

kỹ thuật chăm sóc lúa cấy

Bón phân theo tỉ lệ để thúc đẩy phát triển của cây

Khi lúa đã tới giai đoạn thu hoạch, tùy tình trạng sinh trưởng của cây, vùng đất và điều kiện khí hậu, có thể bón bổ sung 3-5 kg Kali hoặc NPK có hàm lượng Kali cao. 

Xem thêm:

Cấy Lúa Bằng Máy Có Lợi Ích Gì? Có Nên Áp Dụng Không?

Kỹ Thuật Cấy Lúa Bằng Tay Đúng Cách, Cho Năng Suất Cao Nhất

3. Phòng trừ dịch bệnh trên cây lúa mới cấy 

Cần tăng cường công tác diệt ốc bươu vàng hiệu quả, đặc biệt là trên vùng đất trũng và sau mỗi đợt lũ qua, sử dụng các phương pháp dân gian để thu hái trứng ốc và ốc con trên các bờ ruộng, bờ kênh, bờ ruộng; giăng lưới mắt nhỏ ở các tuyến mương đưa nước vào ruộng.

Vụ hè thu cần chú ý phòng trừ bạc lá lúa. Bệnh gây hại làm lá lúa bị khô, sẽ làm mất quá trình quang hợp, ảnh hưởng chất lượng lúa. Đây là bệnh thường gặp trên các giống chất lượng. Một số giống lúa thuần, bệnh thường xuất hiện ở những thửa ruộng trũng thấp, bón phân không cân đối và bón trễ. Bệnh bạc lá hiện không có thuốc đặc hiệu mà chỉ sử dụng biện pháp phòng trừ là chính. Do vậy nhằm giảm thiểu bệnh bà con cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kĩ thuật sau: 

  • Làm đất loại bỏ rơm rạ thối ngấu trước khi gieo trồng, lựa chọn giống kháng hoặc nhiễm nhẹ với bệnh bạc lá, sử dụng phân NPK chuyên dùng, không bón phân đạm lá, không bón phân lai rai. Khi lúa có đòng, hoặc các cơn mưa lớn, chủ động sử dụng loại thuốc phun phòng trừ đối với các giống nhiễm bệnh như: Kasumin 2SL, Staner 20WP, Xanthomix 20WP... phun theo chỉ dẫn trên bao bì. 
  • Bà con cần thường xuyên thăm đồng nhằm kịp thời nhận biết các loại sâu bệnh gây hại và có biện pháp xử lý kịp thời theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.

Có thể thấy rằng, để có thể tạo ra mức sản lượng top đầu, bà con nông dân đã vô cùng cực khổ. Tuy nhiên, nay đã có giải pháp tốt hơn giúp bà con bớt đi nhiều gánh nặng làm đồng. Đó chính là máy bay phun thuốc, bón phân cho những người nông dân. 

kỹ thuật chăm sóc lúa cấy

Chăm sóc lúa cấy bằng công nghệ 4.0 – Máy bay không người lái thực sự là giải pháp tuyệt vời

Công nghệ 4.0 đã len lỏi đến từng góc đồng, mảnh vườn giúp người nông dân có thể ngồi một chỗ sử dụng thiết bị thông minh để điều hành hoạt động nông nghiệp trên diện rộng. Những cánh đồng được cơ giới hoá từ thu hoạch, đến phun thuốc, kiểm soát sâu bệnh từ trên cao đã đem đến diện mạo mới cho nền kinh tế.

Những lợi ích tuyệt vời khiến nhiều người dân đã và đang sử dụng máy bay không người lái rồi. Còn bạn thì sao? Nếu bạn chưa biết về công nghệ làm nông 4.0 này, liên hệ với DigiDrone qua hotline 0968 66 88 99 để được chúng tôi tư vấn kĩ hơn nhé!

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
  • Email:contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI