messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Sâu bệnh hại cây chuối & biện pháp phòng tránh

Muốn trồng được cây chuối cho năng suất cao và chất lượng, bà con cần xử lý được các loại sâu bệnh hại cây chuối. Sau đây là các đối tượng sâu bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng trừ.

Một số loại sâu bệnh hại cây chuối thường gặp gồm có: sâu đục gốc chuối, rầy mềm, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh chùn đọt.

Sâu đục gốc chuối

Đây là loại sâu đục Cosmopolites sordidus, thuộc họ vòi voi Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Thành trùng là một loại mọt đẻ trứng vào thân và củ chuối. Sâu non (sùng) đục phá củ chuối làm cây còi cọc, hoặc chết. Sâu phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Triệu chứng: cây bị hại còi cọc, trái nhỏ, lá bị gãy rủ xuống và héo, có khi cả khóm chuối bị chết rũ, cây chuối dễ bị đổ ngã, buồng chuối dễ bị gãy. Khi chẻ cây chuối ra sẽ thấy bên trong có những con sâu màu trắng ngà, rất mập, nhưng không có chân.

Cây bị hại nặng có thể bị rỗng như xơ mướp, thân bị thối, lá vàng, nõn héo, củ thối, cuối cùng cây bị chết. Nếu cây chuối đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng.

Rầy mềm hại cây chuối

Là loại rầy mềm Pentalonia nigronervosa gây ra, chúng có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu nâu đen. Đối tượng này chích hút dịch của cây, là trung gian truyền bệnh khảm cho cây chuối, chất tiết của rầy mềm thu hút nấm bồ hóng gây hại và ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Triệu chứng: lá cây chuối mọc thành bó, lá mọc thẳng, cuống ngắn, lá dễ rách. Khi cây chuối bị rầy hại nặng, bụi chuối lùn hẳn, không có trái hoặc có trái thì trái cũng không chín.

Rầy mềm thường xuất hiện ở phần gốc thân chuối hoặc trong các lá già gần mặt đất, ẩn nấp trong các bẹ lá của các phần thân cây chuối đã khô một phần. Khi mật độ cao có thể phát hiện rầy trên ngọn cây, trong các lá còn cuốn, chưa mở và cả trên cuống lá cuốn.

Bệnh đốm lá trên cây chuối

Bệnh do vi khuẩn mang tên Hycospha erellafyensis var difformis gây ra. Bệnh lây lan theo gió mưa, xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp qua vết thương xây xát trên lá cây. Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C, độ ẩm trên 75%.

Triệu chứng: bệnh chủ yếu xuất hiện trên phiến lá, vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ xanh – vàng, sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh kéo dài lan rộng thành đốm hình bầu dục dài, giữa vết bệnh có màu xám tro.

Ban đầu triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và 4, hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm x 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối. Các vết bệnh về sau lan dần ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kì cuối vết bệnh trở thành màu đen, cuối cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám và lá chuối sớm bị héo chết.

Bệnh thán thư trên cây chuối

Bệnh thán thư trên cây chuối là bệnh do nấm colletotrichum sp gây ra, nấm sẵn có trong đất trồng và môi trường. Bệnh xuất hiện ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, nhiều lá và mật độ dày. Trên một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong. Bệnh lây lan và gây hại mạnh khiến cây chết khô;

Thời tiết có nhiều nắng nóng, nhiệt cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm phát sinh gây hại.

Bệnh chùn đọt chuối

Bệnh do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra, thường phát triển mạnh vào những tháng có độ ẩm cao.

Triệu chứng: Cây chuối bị bệnh có biểu hiện lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sẫm.

Cây bị hại từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây bị bệnh khi đã lớn thì đến khi có buồng, buồng chuối trỗ sẽ không thoát, hoặc nếu có trỗ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trỗ ra ngang thân.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây chuối

Để phòng trừ sâu bệnh hại chuối, bà con cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Chọn giống cây khỏe mạnh, sạch bệnh. 

  • Trước khi trồng chuối, bà con nên cắt bỏ hết những bẹ, những cuống lá bị thối ở cây giống, thu gom tất cả những bộ phận cắt bỏ này đem chôn hoặc tiêu hủy.

  • Thăm vườn thường xuyên, thu gom những bẹ lá, cuống lá đã bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, lá khô trong vườn. Định kỳ tiến hành tỉa những cây con dư thừa, tạo cho vườn chuối luôn được thông thoáng.

  • Với những vườn đã bị sâu hại nhiều, sau khi thu hoạch buồng cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.

  • Bón phân cân đối và hợp lý, phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời.

  • Trồng thêm nhiều các loại cây cỏ có khả năng thu hút rầy để phân tán, tránh sự tập trung của rầy vào một cây. 

  • Phát triển thêm các loại thiên địch như bọ rùa, kiến vàng trong vườn để kiểm soát rệp.

Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chuối, bà con có thể sử dụng dịch vụ phun thuốc bằng máy bay không người lái. Các giải pháp máy máy phun thuốc phổ biến hiện nay gồm: máy bay phun thuốc XAG P40, máy bay phun thuốc XAG P80, máy bay phun thuốc XAG V40.

Để được tư vấn chi tiết các giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng, bà con vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam theo số hotline: 0968 66 88 99.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI