Chuối là một trong những loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì bà con chưa có phương pháp chăm sóc đúng cách khiến xảy ra tình trạng sâu bệnh nấm cây chuối gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch. Trong bài viết này, DigiDrone sẽ giúp bà con tìm hiểu về một số loại sâu bệnh nấm hại và biện pháp phòng trừ hiệu quả nhé!
Sâu hại chính trên cây chuối
Sâu đục củ
Sâu đục củ là một trong những loại sâu hại chính trên cây chuối mà bà con không được lơ là. Để phòng trừ loại sâu hại này, người nông dân cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Lựa chọn cây con đem trồng không có dấu vết của sùng.
- Không nên chất đống cây qua đêm trước khi trồng.
- Không tồn trữ cây con quá lâu để tránh mọt đến và đẻ trứng.
- Khi bà con thu hoạch chuối cần chặt thân sát mặt đất, đào bỏ cả gốc đối với những cây bị nhiễm bệnh nặng và lấp đất lại không cho mọt đẻ trứng.
- Lấy thân chuối chẻ đôi và cắt thành khúc dài 30 – 60cm, sau đó đặt úp xuống đất bẩy sùng đến để giết.
Rầy mềm
Rầy mềm là một trong những loại côn trùng gây hại trên cây chuối mà người nông dân cần lưu tâm. Để phòng trừ rầy mềm, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng, loại bỏ và thu gom các lá già ra khỏi vườn để tiêu hủy, không nên chất đống lá vào gốc.
- Các cây bị sâu bệnh hại nặng thì người nông dân cần đào bỏ và nhặt hết cả củ, đồng thời tiến hành phun rệp bằng nấm xanh, nấm trắng để vừa giữ được môi trường hạn chế dịch hại phát sinh nhiều. Nên phun ướt đều lên các bộ phận lá, thân và gốc của cây chuối.
- Không dùng cây con ở vườn cây đã bị nhiễm bệnh làm giống. Nếu vườn bị bệnh nặng thì bà con cần phá bỏ cây trồng khác trong khoảng 1 năm mới trồng chuối lại được.
Những bệnh hại do virus gây ra cho cây chuối
Những bệnh hại cây chuối do virus gây ra gồm có: chùn đọt, sọc lá và khảm lá. Hiện nay không có thuốc có thể trị nhóm bệnh này. Khoảng thời gian từ khi cây chuối bị nhiễm bệnh đến khi phát hiện bệnh ra bên ngoài kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Vì vậy, khi phát hiện bệnh cần phải đào bỏ cây chuối bị bệnh ngay và xử lý đất thật cẩn thận (đào hố chôn sau đó rắc vôi, đem đốt bỏ,…). Trước khi trồng lại cần phải rắc vôi xử lý sau một tháng mới trồng lại.
- Bệnh chùn đọt (Bunchy top virus): Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh này là lá mọc chụm lại ở ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa bị vàng, mép lá uốn cong và cuống lá ngắn lại. Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ.
- Bệnh khảm lá là loại bệnh do virus CMV (Cucumber Mosaic Virus): Cây chuối bị bệnh sẽ có triệu chứng lá có sọc vàng từ ngoài bìa lá vào cuống lá, khiến cây phát triển kém. Khi phát hiện cây trồng bị bệnh thì cần đào bỏ và xử lý ngay để tránh lây nhiễm.
- Bệnh sọc lá chuối (CSV): Đây là bệnh do virus gây hại.
Nếu vườn chuối của bạn đã bị bệnh và đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng thì bà con cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh vườn chuối sạch sẽ để tạo độ thông thoáng. Cắt bỏ và thu gom các lá già để tiêu hủy, tuyệt đối không tủ vào gốc.
- Cây chuối bị bệnh nặng cần được đào bỏ, nhặt hết cả củ để tiêu hủy và xịt thuốc phòng rệp.
- Không sử dụng những cây con ở vườn đã bị bệnh để làm giống.
- Đối với vườn cây bị bệnh nặng thì nên phá bỏ và trồng cây khác trong khoảng 1 năm sau mới trồng lại chuối.
Những bệnh hại trên cây chuối do nấm và vi khuẩn gây ra
Bệnh héo rũ Panama
Đây là loại bệnh do nấm Fusarium thường gặp trên cây chuối. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh, nó có thể sống hoại sinh trong củ chuối cũng như một số bộ phận khác trong thời gian dài, lây lan theo chuối con, đất có mang mầm bệnh. Chủ yếu xâm nhập qua chóp rễ hoặc vết thương ở rễ. Nấm xâm nhập vào cây chuối sẽ phát triển trong mạch mọc làm cây bị héo vàng.
Biện pháp phòng trị như sau:
- Kiểm tra và làm vệ sinh vườn thường xuyên, cần cắt bỏ những lá bệnh đem đốt, thoát nước tốt. Tiến hành phun đồng xanh để rửa sạch nấm khuẩn trong vườn.
- Trồng cây chuối ở nơi đất có độ pH hơi kiềm.
- Không sử dụng chuối con ở vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ, đất ở gốc, bón vôi vào hố trước khi trồng.
- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh hại nặng thì nên ngưng trồng, bà con cho ngập nước từ 2 – 3 tháng để mầm bệnh bị tiêu diệt.
- Dùng bộ sản phẩm nấm đối kháng tưới gốc để phòng và tiêu diệt tận gốc nấm bệnh có trong đất. Phòng bệnh pha 400 lít nước và 200 lít cho chữa bệnh.
Bệnh cháy lá (đốm lá)
Bệnh đốm lá trên cây chuối do nấm Sigatoka vàng và đen gây ra. Lá bị bệnh do nấm Sigatoka vàng có biểu hiện có hình bầu dục màu nâu với viền vàng rất rõ. Nếu bị nấm Sigatoka đen thì những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá.
Biện pháp phòng trị như sau:
- Vệ sinh vườn chuối sạch sẽ, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh sau đó mang đi đốt.
- Thoát nước tốt cho vườn chuối trong mùa mưa.
- Khi xuất hiện cây nấm bị bệnh tấn công, cần phun kết hợp cả đồng xanh và nấm đối kháng để xử lý triệt để bệnh. Pha 200 lít nước và phun 2 – 4 lần trong mùa mưa.
Để phòng trừ sâu bệnh nấm cây chuối bà con nên ứng dụng máy bay phun thuốc từ xa XAG P100 pro 2023 của DigiDrone Việt Nam để phòng trừ hiệu quả, đạt năng suất cao.
Ngoài ra, việc sử dụng drone nông nghiệp phun thuốc sâu bệnh nấm cây chuối còn giúp bà con tiết kiệm thời gian, chi phí và sức lao động. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nhé!
Điện thoại: 0968 66 88 99
Email: contact@digidrone.vn