messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cam Sai Quả, Năng Suất Cao

Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây cam có sự khác nhau. Do đó, người nông dân cần căn cứ vào nhu cầu của cây để có cách bổ sung, bón phân cho cây cam phù hợp, đạt năng suất cao. Nếu chưa biết kỹ thuật bón phân như thế nào thì người nông dân có thể tham khảo bài viết sau.

Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây cam có sự khác nhau. Do đó, người nông dân cần căn cứ vào nhu cầu của cây để có cách bổ sung, bón phân cho cây cam phù hợp, đạt năng suất cao. Nếu chưa biết kỹ thuật bón phân như thế nào thì người nông dân có thể tham khảo bài viết sau.

1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cam

Dường như ai cũng biết, cam là loại cây ăn quả lâu năm được trồng phổ biến ở nhiều vùng của nước ta. Để cây phát triển tốt, cho năng suất quả đạt chất lượng cao thì việc tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng rồi thông qua việc bổ sung, bón phân cho cây cam đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

Như đã nói, tùy vào từng giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây cam cũng khác nhau. Trong đó, nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản về liều lượng, loại phân cũng khác so với thời kỳ kinh doanh. Tóm lại, cây cam cần được bổ sung đầy đủ các chất đa, trung, vi lượng để phát triển tốt nhất. 

Chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cam

Cụ thể:

  • Đạm: Duy trì sự phát triển của lá, thúc đẩy sự phát triển chồi hữu hiệu, nở hoa và hình thành quả tốt hơn. Đồng thời nâng cao năng suất, cải thiện độ dày vỏ quả và hàm lượng axit trong quả.
  • Lân: Duy trì năng suất trong thời gian dài của cây.
  • Kali: Tạo cho cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Duy trì sự phát triển của cây, chất lượng vỏ quả và hàm lượng vitamin C, giảm chia nhỏ quả.
  • Canxi: Phát triển lá, khả năng thụ phấn và hình thánh quả, giúp cho năng suất và chất lượng tốt. Đồng thời, giảm sự rối loạn của vỏ quả, sự phân tách quả.
  • Magie: Duy trì sự phát triển của cây.
  • Lưu huỳnh: Giúp cho việc hình thành và giữ được quả.
  • Zn, Mn, Fe: Duy trì năng suất và chất lượng (Mn và Zn có thể phun qua lá). Cần thiết cho giai đoạn sau thu hoạch, hình thành chồi lá.
  • Bo: Hạn chế rụng quả, quả bị biến dạng và các vấn đề trong việc bảo quản.
  • Cu: Hạn chế quả bị dị dạng.
  • Mo: Cải thiện tỷ lệ dịch ép, chất lượng và vỏ quả dày hơn.

Để cây cam cho năng suất 20 tấn quả thì sẽ lấy đi từ đất khoảng 34kg N,10kg P2O5 và 54kg K2O. Cụ thể, trung bình 1 tấn quả cam, cây sẽ lấy từ đất khoảng 1,7kg N, 0,5kg P2O5, 3,2kg K2O.

Đối với việc bón phân cho cây cam, Kali là chất quan trọng, đóng vai trò làm tăng năng suất cam khoảng 10 - 46%. Còn Nitơ là nguyên tố đóng vai trò quyết định sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của quả. Lân cũng là chất không thể thiếu trong giai đoạn mầm hoa, quyết định rất lớn đến chất lượng cũng như thành phần dinh dưỡng của quả.

Cân đối đạm - kali - lân sẽ giúp cây cam cho năng suất cao, chất lượng quả đảm bảo, tăng hàm lượng đường trong quả và giảm hàm lượng axit. Ngoài ra, bón phân cho cam cũng cần các nguyên tố trung và vi lượng như Bo, Canxi, Magie, Mangan, Kẽm… để cây phát triển tốt nhất ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng như vào thời kỳ kinh doanh.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam

2. Hướng dẫn cách bón phân cho cây cam

Cách bón phân cho cây cam thường sẽ trải qua 2 giai đoạn: kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Mỗi giai đoạn, sẽ có kỹ thuật bón phân khác nhau. Cụ thể:

2.1. Kỹ thuật bón phân cho cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản

Lượng phân bón cho cây cam theo tuổi của cây như sau:

Tuổi của cây

N (g/cây)

P2O5 (g/cây)

K2O (g/cây)

1 - 3

50 - 150

50 - 100

60

3 - 5

200 - 250

150 - 200

120

Cách bón phân cho cam

Thời kỳ cây con (giai đoạn cây 1 - 3 tuổi): Bón thúc phân lân và kali một lần vào cuối mùa mưa. Đối với phân đạm, chia thành 3 - 4 lần để bón hoặc hòa với nước rồi tưới vào gốc cây.

Cây trên 3 tuổi:

  • Đối với phân N: Chia làm 3 lần để bón, đó là thời điểm trước ra hoa, sau đậu quả và sau khi thu hoạch. Mỗi lần bón ⅓ lượng phân.
  • Đối với phân K: Chia làm 2 lần để bón. Mỗi lần bón ½ lượng vào thời kỳ sau khi đậu quả. ½ lượng phân còn lại bón trước lúc thu hoạch 1 - 2 tháng.
  • Đối với phân P: Bón toàn bộ cùng phân hữu cơ sau đợt thu hoạch đầu tiên.

Bón phân cho cây cam giai đoạn kiến thiết

2.2. Kỹ thuật bón phân cho cây cam ở thời kỳ kinh doanh

Lượng phân bón cho cây như sau:

Tuổi của cây

N (g/cây/năm)

P2O5 (g/cây/năm)

K2O (g/cây/năm)

4 - 6

200 - 250

150 - 200

120

7 - 9

300 - 400

200 - 250

180

> 10 tuổi

400 - 800

350 - 400

240

Cách bón phân cho cây cam

Để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn kinh doanh, với lượng phân như trên, người nông dân có thể chia làm 4 lần bón phân cho cây cam, bao gồm:

  • Trước khi cây ra hoa: Bón ⅓ lượng N.
  • Sau khi đậu trái từ 6 - 8 tuần: Bón ⅓ lượng N + 1/2 lượng K2O.
  • Trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng: Bón ½ lượng K2O
  • Sau khi thu hoạch trái, tỉa cành, xới gốc làm cỏ, bồi bùn và tiến hành bón ⅓ N + toàn bộ lân + 10 - 20kg phân chuồng/ 1 gốc.

Lượng phân bón tăng dần theo tuổi của cây. Từ năm thứ 10 trở đi, lượng phân bón ổn định, không tăng thêm. Từ 6 năm tuổi trở lên, đối với những vườn cam có điều kiện chăm sóc cao, người nông dân có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây cam bằng cách bón phân như sau:

  • Sau thu hoạch: Bón 30%N + 40% P2O5 + 10 -2 0 kg phân hữu cơ/1 gốc.
  • Trước khi xiết nước: Tiến hành bón 50% K2O + 10% N + 20% P2O5.
  • Sau khi tưới trở lại: Thực hiện bón 10% P2O5 + 10% N + 10% K2O.
  • Sau khi đậu quả: Bón cho cây 10% P2O5 + 15% N + 10% K2O.
  • Giai đoạn cây phát triển quả: Bón 35%N + 20%P2O5.
  • Trước thời điểm thu hoạch 1 tháng: Bón 30%K2O.

Lưu ý, trong giai đoạn phát triển quả, bạn có thể kết hợp phun bón phân cho cây cam trên bộ phận lá phù hợp.

Bón phân cho cam thời kỳ kinh doanh

3. Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất bón phân cho cam

Để bón phân cho cam hiệu quả, ngày nay nhiều người nông dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Cụ thể là rải phân bón bằng máy bay không người lái. Sản phẩm này sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, tuyệt vời như vận hành dễ dàng, mật độ bón phân đồng đều, phạm vi hoạt động lớn, hiệu quả cao, hiệu suất ổn định và sử dụng đáng tin cậy.

So với với phương pháp rải phân bón truyền thống, máy bay nông nghiệp đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Đồng thời, còn giúp giảm số lượng lao động, lượng phân bón sử dụng cũng ít hơn, giảm được chi phí sản xuất và khoảng cách các hạt phân được phủ xuống vô cùng đồng đều và chính xác.

Ngay cả những địa hình gồ ghề, phức tạp như vùng miền núi, việc bón phân cho cây cam bằng máy bay không người lái cũng được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng hơn nhiều. Từ đó, góp phần cải thiện năng suất và chất lượng của cây trồng một cách tốt nhất.

Ứng dụng máy bay không người lái vào bón phân cho cây cam

4. Máy bay nông nghiệp XAG nào phù hợp bón phân cho cây cam

Trên thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều máy nông nghiệp XAG mang lại công dụng bón phân cho cây cam cực kỳ hiệu quả. Nếu các bạn băn khoăn chưa biết nên lựa chọn sản phẩm nào phù hợp thì có thể tham khảo 2 gợi ý như dưới đây.

4.1. Máy bay nông nghiệp XAG P100

Máy bay nông nghiệp XAG P100 cực kỳ mạnh mẽ và đáng tin cậy. Không những vậy, đây còn là sản phẩm “vinh dự” được coi là lá cờ đầu để mở ra một kỷ nguyên mới của nông nghiệp thông minh. Thiết bị sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như:

  • Động cơ hoàn toàn mới, giúp cải thiện đáng kể sức mạnh đầu ra.
  • Cải tiến 47 inch chán quạt hiệu quả, mang lại cảm giác bền và nhẹ hơn.
  • Tích hợp FOC ESCs giúp điều chỉnh chính xác công suất để giảm tiêu thụ điện năng.

Máy bay không người lái XAG P100

4.2. Máy bay nông nghiệp XAG P100 Pro

Mặc dù mới ra mắt trên thị trường nhưng máy nông nghiệp XAG P100 Pro đã nhanh chóng được nhiều người yêu thích và ưa chuộng vì sở hữu nhiều tính năng nổi bật. Thậm chí, sản phẩm còn được đánh giá là loại Drone nông  nghiệp tốt nhất hiện nay.

Có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật của thiết bị như:

  • Thiết kế quadrotor gập mới.
  • Hệ thống điện được nâng cấp
  • Có trọng tải 50kg
  • Được trang bị hệ thống phun Rui và gieo hạt mạnh hơn.

Máy bay không người lái XAG P100 Pro

Đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của cây cam thông qua việc bón phân cho cây cam phù hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng quả tốt và mang đến hiệu quả kinh tế cao. Mong rằng, với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ trong việc chăm sóc cây trồng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI