messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Lịch phun thuốc vụ đông xuân tại An Giang

Tùy từng giai đoạn phát triển của cây lúa mà bà con cần chú ý phòng trừ sâu bệnh hại tương ứng, nắm được lịch phun thuốc vụ Đông Xuân tại An Giang giúp bà con có biện pháp chủ động phòng trừ sâu bệnh.

Vụ Đông Xuân là vụ lúa quan trọng tại An Giang, tuy nhiên thời tiết của giai đoạn này cũng là điều kiện thích hợp để nhiều loại sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây trồng. Để đảm bảo năng suất khi thu hoạch, bà con cần nắm được lịch phun thuốc vụ Đông Xuân để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cụ thể, bà con cần lưu ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vào từng giai đoạn phát triển của cây lúa như sau.

Lịch phun thuốc lúa vụ Đông Xuân tại An Giang theo từng giai đoạn

Giai đoạn từ khi lúa mọc tới đẻ nhánh (sau khi gieo sạ khoảng 25 ngày).

Giai đoạn này bà con cần chú ý phun thuốc trừ rầy nâu, từ khi lúa có 2 – 3 lá (sau sạ 7 – 10 ngày) và đợt rầy cám đầu tiên khi lúa được khoảng 15 – 20 ngày. Cây lúa bị rầy nâu chích hút nên sinh trưởng kém, đối tượng này còn lá môi giới lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa.

Để hạn chế rầy nâu di trú từ vụ Hè Thu sang vụ Đông Xuân, bà con cần chú ý gieo sạ theo thời vụ hướng dẫn của cơ quan kỹ thuật địa phương

Bên cạnh đó, bà con cần chú ý phòng trừ các đối tượng như: chuột ăn hạt lúa mới gieo, ốc bươu vàng cắn lúa non, bọ trĩ (bù lạnh) và sâu phao hại cá biệt. sâu cuốn lá cũng bắt đầu phát sinh rải rác.

Xử lý rầy nâu bằng biện pháp hóa học: Trong trường hợp mật độ rầy trưởng thành di trú nhiều cần dùng các loại thuốc đặc hiệu diệt trừ nhanh. Bà con cần tiếp tục theo dõi mật độ rầy cám, nếu trung bình có khoảng trên 1 con/dảnh cũng cần dùng thuốc trừ ngay. Ngoài ra cần chú ý theo dõi, phát hiện và loại bỏ sớm các dảnh lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Giai đoạn lúa đẻ nhánh đến có đòng (khoảng 25-45 ngày sau sạ)

Trong giai đoạn này, bà con cần chú ý phòng trừ các đối tượng: rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn (cháy lá) và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá

– Lứa rầy nâu trưởng thành thứ 2 xuất hiện khi cây lúa được khoảng 35-40 ngày, sau đó 7-10 ngày rầy cám nở rộ. Nếu như mật độ rầy đạt 2 con/dảnh cần phun thuốc trừ, đặc biệt là những ruộng bị bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Xử lý bằng cách dùng các thuốc có tác dụng nội hấp, phun kỹ vào gốc lúa, kết hợp đưa nước ruộng lên cao.

– Trường hợp mức độ gây hại của sâu cuốn lá khoảng 10% số lá thì bà con tiến hành phun thuốc trừ. Cần phát hiện và xử lý sớm ngay khi sâu non còn nhỏ.

– Bệnh đạo ôn trên lúa thường phát sinh vào giai đoạn từ tháng 12 đến giữa tháng 1 năm sau, khi cây lúa vào thời kỳ đẻ nhánh rộ (20-35 ngày sau sạ), nhất là trên những ruộng lúa bón nhiều phân đạm, ruộng không giữ được nước. Để xử lý khi bệnh phát sinh, bà con cần hạn chế bón đạm, bón thêm kali, giữ nước ruộng và phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn.

– Đối với bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, khi bệnh xuất hiện, bà con cần trừ rầy nâu triệt để, nhổ bỏ tiêu hủy các dảnh bị bệnh nặng và chăm bón đúng kỹ thuật. Sử dụng các thuốc tăng sức đề kháng cho cây để hạn chế tác hại của bệnh.

Giai đoạn từ có đòng già đến trổ chín:

Các đối tượng gây hại thường xuất hiện trong giai đoạn này gồm rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, bệnh vàng lá chín sớm.

– Với bệnh đốm vằn, bà con nên bón thúc đủ kali, giữ nước ruộng và phun thuốc đặc trị.

– Với bệnh đạo ôn cổ bông, bà con cần phun thuốc khi lúa bắt đầu trổ và vừa trổ xong. Kết hợp phun thuốc trừ bệnh đốm vằn, vàng lá chín sớm và lem lép hạt vào 2 thời điểm này.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ Đông Xuân tại An Giang

  • Bà con nên kết hợp các biện pháp sau đây để phòng trừ sâu bệnh cho lúa, hạn chế những thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra:

  • Gieo cấy thời vụ theo đúng lịch hướng dẫn của địa phương để tránh né rầy nâu.

  • Sử dụng máy sạ hoặc máy bay không người lái để gieo sạ lúa, vừa giảm lượng giống, vừa góp phần hạn chế sâu bệnh và dễ phòng trừ.

  • Sử dụng giải pháp phun thuốc trừ sâu cho lúa bằng máy bay không người lái, vừa đảm bảo hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, ngăn chặn dịch hại lây lan trên diện rộng, vừa tiết kiệm nhân công và chi phí.

  • Bón phân NPK chuyên dùng cho lúa, giúp cây khỏe mạnh và tăng sức đề kháng sâu bệnh.

Ứng dụng máy bay phun thuốc lúa vụ Đông Xuân

Ngành nông nghiệp hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức như: biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại, thiếu nhân công lao động… Việc ứng dụng máy bay phun thuốc cho lúa vụ Đông Xuân tại An Giang là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho người nông dân trong canh tác nông nghiệp.

Máy bay phun thuốc giúp bà con dập dịch nhanh chóng, thời gian phun chỉ 10 – 15 phút/ha, công suất gấp hơn 20 lần nhân công lao động thủ công, tiết kiệm 90% nước và 30% thuốc, sử dụng máy bay phun thuốc sẽ không làm thất thoát lúa do giẫm đạp như các phương pháp thủ công.

Bên cạnh đó, sử dụng máy bay phun thuốc còn giúp bảo vệ sức khỏe cho người nông dân do không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các giải pháp máy bay phun thuốc hiện nay được ứng dụng phổ biến gồm: máy bay phun thuốc XAG P40, XAG P80, XAG V40.

Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái xin vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI