messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Sâu bệnh hại cà chua gồm những loại nào?

Cây cà chua rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công, sau đây cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu các loại sâu bệnh hại cà chua thường gặp và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Sâu đục trái cà chua (Heliothis armigera)

Sâu đục trái là một trong những loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây cà chua. Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác trên quả, trên mặt lá và nụ hoa. Sâu non phá hại các nụ hoa, búp non, đục trái, vết đục gọn. Sâu đục đi kèm với phân, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả.

Các lá và chùm hoa bị sâu phá hại có thể bị gãy, làm giảm số lượng trái, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất. Sâu bị hại khi ra quả làm giảm giá trị sản phẩm khi thu hái.

Để phòng trừ sâu đục trái cà chua, bà con thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiến hành ngắt bỏ các quả bị sâu hại, bấm ngọn, tỉa cành cà chua thường xuyên để tránh sự lây lan và tích lũy số lượng sâu trên đồng ruộng.

  • Luân phiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Oxymatrine: (Vimatrine 0.6 L); Abamectin (Aremec 18E, Bamectin 1.8 EC, Plutel 0.9EC, Reasgant 1.8EC), Emamectin benzoate: (Emaben 0.2 EC, Ematin 1.9 EC); Spinosad: (Akasa 25 SC, 250 WP). Tiến hành phun thuốc sau khi thấy trưởng thành xuất hiện 3-4 ngày hoặc sau thời kỳ hoa nở.

Bọ phấn trên cây cà chua (Bemisia tabaci)

Bọ phấn trên cây cà chua trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm và chiều mát, sâu non bò chậm chạm trên lá, cuối tuổi 1 chúng sống ở mặt dưới lá, lột xác, sống cố định đến khi hóa trưởng thành.

Bọ phấn tấn công bằng cách hút nhựa cây cà chua, khiến cây bị héo, ngả vàng và chết. Dịch ngọt do bọ phấn tiết ra tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển. Bọ phấn còn truyền virus gây bệnh cho cây.

Để phòng trừ đối tượng sâu bệnh hại cà chua này, bà con cần lưu ý:

  • Không luân canh cà chua với cây ký chủ khác của bọ phấn.

  • Tiến hành vệ sinh ruộng, ngắt bỏ các lá già và các bộ phận bị hại trên cây cà chua, nhất là loại bỏ cỏ dại để hạn chế lây lan.

  • Sử dụng bẫy dính màu vàng để bắt và tiêu diệt bọ trưởng thành.

  • Sử dụng luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật Thiamethoxam: (Actara 25WG), Dinotefuran: (Oshin 20WP); Citrus oil: (MAP Green 10AS)… khi vườn cà chua bị nhiễm bọ phấn.

Sâu xám hại cà chua: (Agrotis sp.)

Sâu xám hại cà chua thường phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm cao, chúng thường phá hại cây cà chua khi cây còn nhỏ. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cà chua, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm chúng bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong đất. Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.

Để phòng trừ, bà con cần lưu ý:

  • Trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng và làm đất kỹ.

  • Có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học để phun hoặc rải xuống đất, xung quanh gốc cây cà chua như: Metarhizium anisopliae var. Anisopliae: (Metament 90 DP) để phòng trừ. Chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị loại sâu này.

Ruồi hại lá cà chua (Liriomyza spp.)

Ruồi hại lá cà chua là loại ruồi nhỏ, màu đen, sâu non dạng dòi, không cân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng. Ruồi Trưởng thành cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá. Sâu non tấn công tạo những đường đục ngoằn ngoèo, màu trắng xuất hiện do dòi tạo nên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nếu cây cà chua bị hại nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ lá già, tiêu hủy tàn dư cây trồng để giảm mật độ dòi nhộng còn tồn tại trong tàn dư của cây.

  • Phủ đất bằng ni lông, sau đó phơi nắng hoặc để ngập nước khoảng 1 ngày để tiêu diệt nhộng.

  • Sử dụng bẫy dính để bắt ruồi.

  • Thường xuyên luân phiên thay đổi thuốc bảo vệ thực vật sử dụng bằng các hoạt chất Abamectin: (Binhtox 1.8 EC, Abatin 1.8 EC); Spinetoram: (Radiant 60SC); Spinosad: (Akasa 25 SC, Suhamcon 25SC)…

Bệnh chết cây con trong vườn ươm

Bệnh chết cây con cà chua do nấm Pythium sp., Phytophthora pesrasitica và Rhizoctonia solani gây ra. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm Rhizoctonia solani thích môi trường khô hơn nấm Pythium sp.

Biện pháp phòng trừ:

  • Tránh đặt vườn nơi bị che quá tối hay ẩm ướt, vệ sinh vườn ươm, tiêu hủy tàn dư cây trồng định kỳ, 

  • Không bón phân đạm khi vườn cây có triệu chứng nhiễm bệnh. Canh tác trên đất thoát nước tốt.

  • Sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật: Chitosan: (Tramy 2SL)…; Kasugamycin (min 70 %): (Bisomin 2SL, Grahitech 2SL, Kamsu 2SL), Ningnanmycin (Diboxylin 2 SL) … để phòng ngừa.

Bệnh mốc sương trên cây cà chua: (do nấm Phytophthora infestans gây ra)

Bệnh mốc sương trên cây cà chua gây hại trên các bộ phận của cây như: Lá, thân, rễ, hoa, trái. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm, mát, nhiệt độ 18-22C.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh

  • Vệ sinh đồng ruộng, nên trồng thưa hơn trong mùa mưa và làm giàn cẩn thận, định hình chùm hoa và chùm quả.

  • Luân phiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sau để phòng trừ: Zineb (Tigineb 80WP, Zineb Bul 80WP), Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl – M 40g/kg (Ridomil gold 68WP), Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l: (Amistar top 325SC); Mandipropamid 40g/l + Chlorothalonil 400g/l (Revus opti 440SC).

Ngoài ra cây cà chua còn gặp nhiều loại sâu bệnh khác như bọ trĩ, sâu khoang, bệnh đốm lá vi khuẩn, bệnh héo xanh vi khuẩn… Bà con cần theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.

DigiDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí với các dòng máy bay phun thuốc mới nhất như: máy bay phun thuốc XAG P40, XAG P80, XAG V40.

Bà con quan tâm xin vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI