messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Phòng Trừ Bệnh Khô Cành, Khô Quả Trên Cây Cà Phê Hiệu Quả

Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê là gì? Cách phòng trừ bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê hiệu quả. Cùng DigiDrone tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê xuất hiện nhiều trong mùa mưa khiến cho chất lượng và sản lượng cà phê bị sụt giảm. Vậy nguyên nhân gây bệnh khô cành cà phê là gì? Cần sử dụng các biện pháp nào để phòng trừ bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê? Mời bà con cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Dấu hiệu bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê:

  • Bệnh gây hại trên quả, cành và lá cà phê. Cà phê chè thường bị nhiều hơn cà phê vối.
  • Ban đầu bệnh có thể quan sát thấy thông những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc nâu xuất hiện trên quả, cành, lá. Sau lan rộng ra xung quanh, vết bệnh lõm xuống dần chuyển thành nâu sẫm, cành lá quả nhiễm bệnh bị khô héo rồi chuyển sang màu đen và gãy rụng.
  • Trên cà phê vối bệnh thường thối đen đầu quả, gây rụng quả non. Bệnh khô cành cà phê cũng có thể xuất hiện tại cuống quả, vị trí tiếp xúc giữa 2 quả liền kề, những nơi mà nước có thể đọng lại.
  • Trên cành, bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê thường xuất phát từ vị trí đốt cành.

bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả

2. Nguyên nhân gây bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Nguyên nhân gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê có thể kể đến như:

  • Bào tử của nấm Colletotrichum Cofeanum chỉ có thể nảy mầm khi tiếp xúc với nước và nhiệt độ thích hợp là dưới 20 độ C. Do đó, thời điểm nấm phát triển mạnh nhất là vào thời điểm có những cơn mưa vào buổi chiều tối. Tuy nhiên, nấm bệnh khô cành cà phê cũng có thể phát triển ở môi trường có nhiệt độ cao hơn trong khoảng 20-35 độ C khi môi trường đó đủ dinh dưỡng cho nấm phát triển.
  • Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh của loại nấm làm cà phê bị khô cành này kéo dài trong khoảng 4-6 tuần và các tác động từ môi trường giúp chúng lây lan sang các cây lân cận khác.
  • Nấm bệnh khô cành cà phê phát triển nhiều nhất vào các tháng có mưa như tháng 5-6 và mưa nhiều nhất vào khoảng tháng 8-10. Các thời điểm này là thuận lợi nhất để nấm bệnh phát triển và lây lan. Trong khi đó, vào các thời điểm giao mùa ít mưa, nấm bệnh phát triển chậm hơn.

Ngoài ra các vườn cà phê trồng dày, bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao cũng là môi trường lý tưởng cho bệnh khô cành cà phê phát triển mạnh.

bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả

3. Thiệt hại của bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê được đặt tên như vậy vì nó gây hại cho cả cành, lá và quả của cây. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận trên cây cà phê đều có thể bị nấm bệnh gây hại, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là đến quả của cây.

3.1 Thiệt hại trên quả do bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê gây ra

Thời điểm nấm bệnh phát triển và gây hại cho quả nhiều nhất là khi quả đã vừa lớn. Vị trí phát bệnh thường nằm gần cuống quả hoặc ở các điểm tiếp xúc giữa các quả với nhau. Đây là những vị trí dễ bị đọng nước và ẩm ướt nhất. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh khô cành cà phê.

Ban đầu, khi nấm bệnh mới phát triển, thường xuất hiện những đốm nhỏ màu đen trên quả và có hình dạng lõm xuống. Sau đó, chúng sẽ lan rộng ra khắp vỏ quả và ăn sâu vào bên trong quả, làm cho quả bị thối đen và rụng xuống. Đây là tác động đáng kể của bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

3.2 Thiệt hại trên cành do bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê gây ra

Cũng giống như trên quả, nấm bệnh trên cành cũng ban đầu xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ, lõm xuống và có màu nâu. Sau đó, chúng sẽ lan ra khắp đốt thân. Những cành dễ bị nấm bệnh tấn công nhiều nhất là những cành nhỏ đang trong quá trình hóa gỗ. Khi mật độ nấm bệnh khô cành cà phê tăng lên, những cành lớn hơn cũng dễ bị tấn công. Lâu ngày, các vết bệnh khô cành cà phê sẽ chuyển sang màu nâu đen, lá sẽ rụng sớm và cành sẽ khô dần rồi chết.

3.3 Thiệt hại trên lá do bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê gây ra

Những đốm tròn màu nâu đen xuất hiện trên lá và sau đó lan rộng theo các vòng tròn. Sau một thời gian không được chữa trị, các vết bệnh trên lá sẽ liên kết lại với nhau. Chúng hình thành từng mảng khô màu nâu đen giống như bị cháy lá.

Các bệnh trên lá thường gây ra sự suy yếu cho cây cà phê khô và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời lá cây cà phê khô là rất quan trọng. Nếu bạn phát hiện ra các đốm trên lá, hãy liên hệ với nhân viên chuyên môn và giải quyết sớm nhất có thể.

bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả

Xem thêm:

[Hướng Dẫn] Phòng Trừ Bệnh Rỉ Sắt Trên Cây Cà Phê Hiệu Quả

Bệnh Đốm Nâu Thanh Long | Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

4. Cách phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả

4.1 Các biện pháp canh tác

  • Bón phân không phù hợp, thừa đạm hay thừa lân là nguyên nhân giúp nấm bệnh, vi khuẩn phát triển gây bệnh khô cành cà phê. Vì vậy, bà con cần theo dõi vườn của mình thường xuyên, bón phân đúng thời điểm và vừa đủ cho cây hấp thụ.
  • Với bà con trồng cà phê lâu năm có thể nắm được thời điểm cà phê bị nhiễm bệnh khô cành cà phê. Khi đó, nên tưới phân sớm để kích thích cây ra hoa đậu quả sớm. Mục đích là để tránh cây đang ra hoa hoặc quả non lại gặp phải đợt bệnh. Điều này sẽ làm giảm năng suất, chất lượng của hạt cà phê.
  • Bà con hãy kiểm tra vườn cà phê thường xuyên để phát hiện ra mầm bệnh sớm nhất có thể. Đồng thời, cắt hết những cành đã bị nhiễm bệnh. Sau đó, ta mang ra khỏi vườn để tiêu hủy. Việc này sẽ tránh nấm bệnh lây lan ra diện rộng.
  • Nấm bệnh phát triển khi có nước. Vì vậy, bà con không nên trồng cà phê quá dày để tán cây không đan vào nhau. Ngoài ra, khi trồng thưa thì vào mùa mưa, vườn cây sẽ luôn được thông thoáng, khô ráo. Điều này sẽ giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm bệnh khô cành cà phê.

4.2 Các biện pháp sinh học

Theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu cây cà phê, nấm đối kháng Trichoderma có tác dụng phòng trừ bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê. Loại nấm đối kháng này làm cho nấm bệnh teo dần và chết, ngoài ra nấm Trichoderma còn có tác dụng hạn chế bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu.

Nấm Trichoderma không chỉ giúp diệt nấm bệnh mà còn sinh ra các kháng thể hỗ trợ vi sinh vật có lợi, tăng cường sự hiện diện của vi sinh vật có lợi trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.

4.3 Các biện pháp hóa học

Vào đầu mùa mưa và trong suốt mùa mưa, có thể phun phòng bệnh khô cành cà phê bằng các thuốc trị nấm, thuốc trừ vi khuẩn, đặc biệt các thuốc gốc đồng gốc bạc cho thấy kết quả tốt. Phun mỗi lần cách nhau 1 tháng, mỗi năm phun 2-4 lần tùy theo tình hình thời tiết mưa nhiều hay ít. Khi bệnh chớm xuất hiện, cần sớm xử lý bệnh bằng cách sử dụng các sản phẩm thuốc phòng trừ, ví dụ như:

  • Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 – 0,3% (pha khoảng 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).
  • Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Sử dụng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.
  • Aviso 350SC, CATCAT 250EC: pha tỷ lệ 0,1%, trong trường hợp bệnh nặng cần phun thêm lần 2 cách 7-10 ngày sau phun lần 1 hoặc theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

cây cà phê khô

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả

5. Biện pháp giúp nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Để phòng trừ bệnh khô cành cà phê, khi trồng bà con nên chọn giống cây con khỏe mạnh, chống sâu bệnh tốt, chăm sóc cây sinh trưởng tốt để tăng sức đề kháng cho cây. Nên tạo tán, tỉa cành thông thoáng để hạn chế sâu trưởng thành đẻ trứng. Cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý tùy từng loại sâu bệnh.

cây cà phê khô

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả

Và để phun thuốc trừ sâu gây bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bà con nên sử dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. DigiDrone hân hạnh là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho bà con các giải pháp máy bay phun thuốc hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí với các dòng máy bay phun thuốc mới nhất như: máy bay phun thuốc XAG P40, P100 và mới ra mắt dòng máy bay P100 Pro.

6. 3 máy bay nông nghiệp phù hợp phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

6.1 XAG P100

Đây là một dòng máy bay nông nghiệp tự động cao cấp của XAG. Với khả năng chở nhiều loại thiết bị như máy phun thuốc, máy quay phim và cảm biến, XAG P100 cho phép nông dân thực hiện phun thuốc tự động và theo dõi tình hình cây trồng từ trên cao. Điều này giúp phát hiện sớm các triệu chứng bệnh khô cành cà phê và quản lý môi trường nông nghiệp một cách hiệu quả. Với tốc độ bay lên đến 10m/s và khả năng phun thuốc lên tới 20 ha/giờ, P100 đảm bảo hiệu suất cao cùng với đó kết hợp trí tuệ nhân tạo sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bà con trong việc xử lý công việc hiệu quả và đảm bảo năng suất mùa vụ.

bệnh khô cành cà phê

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả bằng máy bay nông nghiệp XAG P100

6.2 XAG P100 Pro

XAG P100 Pro là phiên bản nâng cấp của P100 cung cấp thêm tính năng và hiệu suất cao hơn với khả năng bay lên đến 15m/s và tốc độ phun thuốc được cải thiện. Nó được trang bị hệ thống định vị và thông tin địa lý nâng cao, cho phép bà con xác định vị trí cụ thể và phun thuốc trị bệnh khô cành cà phê một cách chính xác hơn, giảm lãng phí và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực.

cà phê bị khô cành

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả bằng máy bay nông nghiệp XAG P100 Pro

6.3 XAG P40

Dòng máy bay này thích hợp cho các vườn cây và diện tích trồng quy mô nhỏ. Thiết bị XAG P40 có thể thám hiểm, phun thuốc trừ sâu bệnh làm cây cà phê bị khô cành trên các khu vực hẹp và khó tiếp cận một cách hiệu quả, nhanh chóng và triệt để. 

cà phê bị khô cành

Phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê hiệu quả bằng máy bay nông nghiệp XAG P40

Hi vọng với những thông tin bài viết cung cấp có thể giúp bà con hiểu thêm về bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê. Nếu quan tâm đến sản phẩm máy bay phun thuốc bà con đừng ngần ngại liên hệ ngay với DigiDrone để được hỗ trợ tư vấn và hưởng những ưu đãi, dịch vụ chất lượng nhất.

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
  • Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI