messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

[Hướng Dẫn] Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cà Phê Hiệu Quả

Kỹ thuật trồng cây cà phê để đạt hiệu quả cao đang được rất nhiều bà con trồng cà phê tìm hiểu và quan tâm. Cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, với sản lượng và chất lượng thuộc top 5 của thế giới. Điều này đòi hỏi nông dân cần trang bị nhiều hơn kiến thức về chăm sóc và cách trồng cà phê. Trong đó, thực hiện đúng kỹ thuật trồng cà phê và chăm sóc cà phê mới trồng phát triển khỏe mạnh, cho sản lượng cao và chất lượng tốt rất quan trọng. Cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Điều kiện, khí hậu cần thiết để trồng cây cà phê

Bà con nên tiến hành trồng cà phê vào trước mùa mưa, vào vụ Thu (tháng 8, 9 dương lịch) hoặc vụ Xuân (tháng 2,3 dương lịch). Nếu đảm bảo được lượng nước tưới cho cây, bà con có thể xuống giống vào cuối mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê để đảm bảo cây sống khoẻ.

Hiểu rõ điều kiện khí hậu địa phương, bà con sẽ dễ dàng chọn đúng cách trồng cà phê phù hợp. Cây được chăm sóc tốt sẽ phát triển khoẻ, cho năng suất cao khi vào giai đoạn kinh doanh.

Hiện nay ở nước ta phổ biến 2 loại giống cà phê chính là: Cà phê chè và cà phê vối.

  • Cây cà phê vối thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24 - 26°C, lượng mưa 2000mm/năm trở lên
  • Cây cà phê chè thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao, cận nhiệt đới. Nhiệt độ từ 20 - 22°C, cà phê chè thích hợp ở các vùng có độ cao từ 800 - 1.500m so với mặt nước biển. Lượng mưa: từ 1.200-1.900mm, 

Cần có mùa khô hạn ngắn tối thiểu 2 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch, cộng với nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa.

  • Độ ẩm không khí trên 70% thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển. Khi cà phê nở hoa cần ẩm độ cao, nếu không mưa cần phải tưới nước thời kỳ này.
  • Ánh sáng: Cà phê ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần trồng cây che bóng.
  • Gió: Gió lạnh, nóng, khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm lá bị rách, rụng, các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá trình thoát hơi nước của cây. Do đó nhất thiết phải trồng cây chắn gió ở xung quanh vườn hoặc giữa các hàng giai đoạn kiến thiết.
  • Cà phê là cây thích ánh sáng tán xạ, nên trồng xen cà phê với bơ, hoặc cà phê xen tiêu trên trụ sống. Sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp

cách trồng cà phê

Điều kiện, khí hậu cần thiết để trồng cây cà phê

Xem thêm: 

Cây Cà Phê Thiếu Dinh Dưỡng | Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Cà Phê | Dấu Hiệu Và Cách Phòng Trừ

2. Chuẩn bị đất và lựa chọn giống cây cà phê phù hợp

2.1 Về đất trồng

Cà phê không yêu cầu khắt khe về đất, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha… nhưng để đạt năng suất cao và ổn định thì trồng ở đất đỏ bazan là phù hợp nhất. Đất có độ dốc từ 0-150, thích hợp nhất là dưới 80, thích hợp có giới hạn nhỏ là 8-150, không nên trồng cà phê chè trên đất dốc > 200; độ xốp trên 60%, đất dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100cm, hàm lượng mùn của lớp đất mặt (0-20cm) trên 2,5%, pHKCL 4,5-6. Các loại đất phong hóa từ Poocphia, đá vôi, sa phiến thạch, granite... nếu có đủ điều kiện nêu trên đều có thể trồng được cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.

Đối với đất trồng cà phê lâu năm, muốn nhổ gốc trồng mới, cần cày đất thật kỹ, phơi đất và trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng lại cà phê.

Không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại nặng dẫn đến phải thanh lý, cần chuyển đổi sang cây trồng khác.

2.2 Giống cây cà phê

Hiện nay ở nước ta phổ biến 2 loại giống cà phê chính là: Cà phê chè và cà phê vối. Mỗi giống sẽ có những đặc điểm sinh thái và yêu cầu dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Để áp dụng kỹ thuật cách trồng cà phê đạt hiệu quả cao, bà con cần dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương mà chọn giống cây phù hợp.

  • Cà phê chè: Là loại cà phê có giá trị cao, được ưa chuộng rộng rãi nhưng có yêu cầu về khí hậu khắt khe, chỉ số ít vùng ở nước ta có thể trồng. Cây ưa khí hậu mát và hơi lạnh, nhiệt độ tối ưu từ 15-24°C, lượng mưa 1200-1900mm, độ cao 800-1500m và thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ. Đối với loại cà phê này, bà con nên chọn giống TN1 và TN2 là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận.
  • Cà phê vối: Là loại cà phê cao sản và có điều kiện ít khắt khe hơn so với các loại cà phê khác. Cây thích hợp ở độ ẩm cao, nhiệt độ 24-26°C với lượng mưa trung bình 2000mm. Hiện nay trên thị trường có nhiều giống cà phê vối đã được công nhận, có khả năng kháng bệnh và thích nghi cao như: TR4, TR9, Giống Hữu Thiên, Giống Trường Sơn TS5, Giống Thiện Trường,…

kỹ thuật trồng cà phê

Chuẩn bị đất và lựa chọn giống cây cà phê phù hợp

3. Kỹ thuật trồng cà phê đúng cách

3.1 Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng phải ở trong vùng trồng thích hợp và đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Các loại đất Bazan, pooc phia, granit, gnei phiến thạch sét đều trồng được cà phê  nếu có những tiêu chuẩn sau đây:

- Tầng dầy trên 70cm, độ xốp trên 60%, hàm lượng hữu cơ trên 2,5%, độ chua pHKCL > 4,5. Mực nước ngầm cách mặt đất 1m, độ dốc dưới 200. Đất đã trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả hết nhiệm kỳ kinh tế, vườn cà phê già cỗi...  muốn sử dụng trồng mới cà phê phải bày bừa, rà rễ, đưa hết tàn dư thực vật đem huỷ rồi trồng cải tạo đất 3 - 4 vụ liên tục bằng cây họ đậu, xử lý an toàn sâu bệnh mới được trồng cà phê.

- Thiết kế vườn cây trồng: Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt cần thiết kế thành từng khoảnh 10-15ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra từng lô khoảng 1ha (50 x 200m). Nếu diện tích đất hẹp, địa hình phân cắt mạnh thì chia lô theo đường phân cách của địa hình, giữa các lô theo địa hình xây dựng các đường phân lô rộng 2-3m theo đường đồng mức.

- Thiết kế hàng cà phê theo đường đồng mức nếu trồng trên đất dốc. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống và độ dốc.

- Đào hố và ủ phân trong hố: Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng mới ít nhất là 2 tháng. Kích thước hố thích hợp 40cm x 40cm x 50cm.

- Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng 1 tháng, lấy phân hữu cơ + lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố khoảng 10-15cm. Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ: 10-20kg + 0,3kg lân nung chảy. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân hữu cơ đóng bao.

3.2 Trồng cà phê

- Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1-2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 6 đến 15/8 hàng năm.

- Kỹ thuật trồng cà phê: Đất trong hố trồng cà phê cần đảo trộn đều, dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố. Dùng dao rạch và bóc bầu ni lông, cắt xén đáy bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất, nén chặt, mặt bầu cách mặt đất 10-15cm, mỗi hố trồng 1 cây.

- Làm bồn: Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1m, sâu từ 0,15 đến 0,2m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 1-1,5m và sâu từ 0,15 đến 0,2m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê.

- Tủ gốc: Khi làm bồn xong, dùng rơm, rạ, cỏ tủ gốc, có thể tủ quanh gốc hoặc tủ theo băng với độ dầy từ 10 - 20cm,  tủ cách xa gốc khoảng 5 - 10cm để tránh mối làm hại cây.

- Mật độ và khoảng cách trồng:

 

Giống cà phê 

Độ dốc <80

Độ dốc >80

Khoảng

cách (m)

Mật độ (cây/ha)

Khoảng cách (m)

Mật độ (cây/ha)

Các giống thấp cây: Catimor Caturra, Catuai, ,…

2 x1,0

5.000

2 x 0,8

6.250

Các giống cao cây: Typica, Bourbon, Mondonovo...

2,5 x 1,5

2.667

2,5 x 1,0

4.000

Hàng cà phê phải trồng theo đường đồng mức, kích thước hố tối thiểu là: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 50cm đối với các giống cà phê thấp cây.

Dài 50cm, rộng 50cm, sâu 60cm đối với các giống cà phê cao cây.

cách trồng cây cà phê

Kỹ thuật trồng cà phê đúng cách

4. Hướng dẫn chăm sóc cây cà phê

4.1 Bón phân cho cà phê

4.1.1 Phân hữu cơ

Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón hữu cơ, mức bón tối thiểu như sau:

Năm trồng mới: 10-20kg/hố (bón lót).

Thời kỳ kinh doanh: 15-20kg/cây. Định kỳ 3 năm 1 lần, đào rãnh theo chiều rộng của tán, kích thước sâu 0,3-0,4m, rộng 0,3m, dài 1-1,5m. Bón vào rãnh cùng phân lân rồi lấp đất.

4.1.2 Phân hoá học

Để xác định chế độ bón phân cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây. 

Ở thời kỳ kinh doanh hàng năm bón thêm 10-15kg ZnSO4 và 10-15kg H3BO3, trộn đều với đạm, kali bón hoặc phun trực tiếp lên lá với nồng độ 0,5%.

- Thời điểm bón: Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng. Mỗi năm có thể bón 4 lần 

Ngoài lượng phân theo định mức trên, để đảm bảo cho vườn cây bền vững, năng suất cao ổn định thì 2-3 năm có thể bón vôi 1 lần với lượng 500-1.000kg/ha, bón vãi đều trong phạm vi tán, bón vào đầu mùa mưa.

- Cách bón: Nếu vườn cà phê có địa hình bằng phẳng thì bón vòng theo tán cây. Nếu cà phê trồng trên đất dốc thì bón phân theo một nửa bộ tán phía trên dốc theo dạng hình bán nguyệt.

  • Đối với cà phê còn nhỏ bón cách gốc 10cm thành dải rộng 20cm ra phía ngoài mép tán.
  • Khi cây đã lớn bón cách gốc 20cm và bón thành dải rộng 30cm ra phía ngoài mép tán.
  • Khi cây vào thời kỳ kinh doanh, bón cách gốc 30cm theo dải rộng 50cm ra phía ngoài mép tán.
  • Trong vùng bón phân cào sâu 5-7cm để rải phân sau đó lấp đất lại cùng với tàn dư thực vật có trên vườn. Phân chuồng và các loại phân hữu cơ bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào một phía dọc theo mép tán, rộng 15-20cm, sâu 20-25cm, dài 60-80cm đưa phân xuống rãnh, lấp đất. Các năm sau đào rãnh về phía khác; không trộn phân đạm hoặc phân có chứa đạm với vôi, không bón vào những ngày nắng gắt nhiệt độ > 300C, những lúc mưa rét nhiệt độ < 150C, không bón khi cà phê nở hoa.

4.2 Tưới nước cho cây Cà phê

kỹ thuật trồng cây cà phê

Hướng dẫn chăm sóc cây cà phê

Tuỳ vào đặc điểm, khí hậu mỗi vùng mà có cách tưới khác nhau. Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, trung bình bà con có thể tưới như sau:

  • Sau khi trồng (trong 1 năm đầu): Cứ 22 ngày tưới một lần với lượng nước 120l/gốc.
  • Giai đoạn kiến thiết (năm thứ 2): 22-24 ngày tưới một lần với 240l/gốc.
  • Giai đoạn thu bói: 22-24 ngày tưới một lần với lượng nước 320l/gốc.
  • Giai đoạn kinh doanh: Đợt ra quả đầu tiên cần tưới nhiều hơn với lượng 600l/gốc, 25-30 ngày/lần. Những đợt sau tưới ít hơn với 400l/gốc.

4.3 Quản lý cỏ dại cho vườn cà phê

Làm cỏ: Đối với cà phê phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5m. Mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. Đối với cà phê kinh doanh cần làm sạch cỏ 3-4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu... có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate. Phun vào lúc cỏ sinh trưởng mạnh (cỏ tranh cao 30-40cm, cỏ gấu cao 10-15cm). Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại chung quanh vườn cà phê để chống cháy.

4.4 Tỉa cành cho cây cà phê

Cắt tỉa và tạo tán là một trong những kỹ thuật trồng cà phê vô cùng quan trọng. Nó giúp tăng chất lượng và năng suất cây đáng kề. Tuy nhiên, thời gian tiến hành cắt tỉa cần tiến hành vào trước khi bón phân và trước mùa mưa.

– Tạo hình cơ bản: Cắt tỉa những chồi vượt lên từ gốc hoặc từ chồi nách của thân, cần cắt tỉa thường xuyên sao cho mỗi hố chỉ có 1 thân chính. Hãm ngọn cây ở độ cao 1,6 -1,7m.

– Tạo hình nuôi quả: Loại bỏ những cành cách mặt đất 20-25cm để tạo độ thông thoáng cho cây. Tỉa bớt những cành dăm, cành yếu, sâu bệnh sao cho mỗi đốt cành chỉ để lại 3 cành dự trữ. Tỉa ngắn những cành thứ cấp ở phía trên nhằm giúp ánh sáng trải đều cho các cành phía dưới, giúp kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê đạt hiệu quả cao.

4.5 Phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp

quy trình trồng cà phê

Ứng dụng máy bay không người lái chăm sóc cà phê hiệu quả

Cà phê cũng là một giống thu hút nhiều sâu bệnh. Do đó trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại sau:

  • Rệp phá hoại ở cà phê chủ yếu là rệp vảy nâu, rệp xanh và rệp sáp. Rệp chích hút chất dinh dưỡng ở lá, quả, rễ gây giảm năng suất và sức sống cây. Với bệnh này, việc cần làm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê là xử lý rệp bằng thuốc Confirdo hoặc Movento (1-2ml/lít) phun đều lên 2 mặt lá, 2 lần phun cách nhau 5-7 ngày.
  • Mọt đục quả: ấu trùng của bọ cánh cứng nhỏ, sâu non ăn phôi nhũ hạt gây giảm năng suất và chất lượng quả cà phê. Xử lý mọt đục quả khi quả còn xanh với Nitox 30EC nồng độ 20 -25 ml thuốc cho 10 lít nước, 2 lần phun cách nhau 30 ngày.
  • Sâu đục thân: ấu trùng của loài xén tóc hoặc ngài, sâu trưởng thành gây hại lên cành và thân, gây héo khô cành và quả. Sâu đục thân gây giảm mạnh năng suất và sức sống của cây. Áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, bà con có thể xử lý chúng bằng thuốc Movento (1-2ml/lít), 2 lần phun cách nhau 5-7 ngày.
  • Bệnh gỉ sắt: bệnh do nấm Hemileia vastatrix gây ra, gây hại trên lá, làm rụng lá từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Xử lý bệnh bằng Chevin 5SC, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê, phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.
  • Bệnh khô cành, quả: thường xuất hiện với dấu hiệu đen đầu quả, gây rụng quả non, làm giảm năng suất và chất lượng quả, hạt. Xử lý bệnh bằng Abenix 10FL,  25- 30ml thuốc/10 lít, phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng các hoạt chất sinh học nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Máy bay phun thuốc trừ sâu được xem là mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp tiết kiệm khoảng 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật, 90-95% lượng nước sử dụng. 

Với công nghệ phun sương, thuốc được phun ra dưới dạng sương mù có kích thước hạt thuốc siêu nhỏ, dễ dàng bám vào lá cây, không bị trôi xuống đất. Do đó, việc sử dụng máy bay phun tầng thấp không những tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh mà còn tránh lãng phí, tránh khuếch tán, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ra đất, môi trường; tiết kiệm nhân công, thời gian và chi phí.

Hiện nay DigiDrone là công ty chuyên cung cấp các giải pháp và máy bay phun thuốc trừ sâu công nghệ hiện đại. Bà con có thể liên hệ trực tiếp với DigiDrone theo thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
  • Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI