messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Lúa 3 vụ là gì?

Ngày nay, tỷ lệ người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia sản xuất lúa 3 vụ khá cao, quá trình canh tác sẽ giúp gia tăng năng suất cho bà con. Nhưng đây cũng có thể là cầu nối để sâu bệnh phát triển quanh năm gây hại cho cây lúa. Do đó, để sản xuất lúa 3 vụ hiệu quả và thành công, bà con cần lưu ý một số những vấn đề sau đây:

Cải tạo đất ít nhất một lần trong năm

Mỗi năm, bà con nông dân cần tiến hành cải tạo đất ít nhất một lần. Sau vụ Đông Xuân, bà con tiến hành cày ải phơi đất để cắt đứt được nguồn bệnh và cải tạo độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện một lần ngâm xả lũ để lấy phù sa, rửa độc, loại bỏ mầm bệnh có trong đất đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho nó.

Việc làm này sẽ giúp bà con giảm đi chi phí mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hướng đến một quá trình canh tác cây trồng hiệu quả và bền vững hơn.

Lựa chọn giống khi canh tác lúa 3 vụ

Người nông dân nên chọn loại giống xác nhận, có khả năng kháng sâu rầy, chống đổ ngã để có thể đảm bảo độ thuần, cho năng suất và phẩm chất gạo cao. Bà con nên chủ động thực hiện các giải pháp giúp cho hạt giống khỏe ngay từ đầu vụ bằng những loại thuốc bảo vệ thực vật xử lý giống, hỗ trợ tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt và tăng sức sống của cây con sau khi gieo sạ.

Hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác lúa 3 vụ

Trong quá trình canh tác lúa 3 vụ, người nông dân cần áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trên đồng ruộng như 3 giảm 3 tăng, phòng trừ dịch hại tổng hợp và xịt thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Ngoài ra, bà con nên xuống giống tập trung đồng loại để thuận lợi trong trong các khâu xử lý và sau thu hoạch.

Bón phân cho cây trồng

Bà con nông dân cần bón phân cân đối, hợp lý để cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tiến hành bón thúc để lúa trổ bông tập trung và cho nhiều bông hữu hiệu.

Người dân nên sử dụng phân bón NPK chuyên dụng cho lúa và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khắc phục tình trạng ngộ độc hữu cơ

Tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trên đất ngập nước. Ở giai đoạn lúa 15 – 30 ngày sau khi sạ, bà con cần tiến hành tháo cạn nước trên ruộng, có thể bón từ 10 – 20kg vôi/1.000 m2 để làm giảm độ độc trong đất. Sau đó để đất khô ráo nhằm tạo điều kiện cho cây ra rễ mới, sau đó bà con lại bổ sung thêm phân lân nhằm giúp bộ rễ phát triển nhanh để cây lúa phục hồi trở lại.

Đối với những chân ruộng phèn, người nông dân cần khắc phục nhanh chóng bằng cách cho nước mới vào ruộng để rửa phèn, rải thêm vôi bột và phân lân bón gốc, hoặc cũng có thể phun phân bón qua lá có chứa nhiều lân. Nên thường xuyên thay nước mới và không để cho ruộng bị khô.

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Trong quá trình canh tác lúa 3 vụ, bà con nông dân nên thường xuyên thăm ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị sớm các đối tượng sâu bệnh hại. Hỗ trợ ngăn chặn dịch hại lây lan cây lúa, bảo vệ năng suất mùa vụ.

Khi đã phát hiện được sâu bệnh hại, bà con cần tiến hành xử lý kịp thời theo hướng dẫn của các cơ quan bảo vệ thực vật địa phương. Hoặc bà con có thể chủ động sử dụng máy phun thuốc trừ sâu công nghiệp điều khiển từ xa với hiệu suất gấp hàng trăm lần việc thuê lao động chân tay. Thiết bị sẽ giúp bà con xử lý sâu bệnh hại nhanh chóng, chủ động thời gian phun, tiết kiệm chi phí và an toàn cho sức khỏe nhờ không phải tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại.

Hiện nay, DigiDrone là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp máy bay nông nghiệp hiện đại nhất tại Việt Nam. Một số sản phẩm máy bay phun thuốc trừ sâu mà bà con có thể tham khảo như: DJI Agras T20P, T30, T40, T25 và T50,… Bà con hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như độ uy tín, chính hãng tại DigiDrone.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng.

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI