messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Bệnh lúa cỏ: Nguyên nhân & cách phòng trừ hiệu quả

Hiện nay, bệnh lúa cỏ ngày càng xuất hiện nhiều và gây hại ở nhiều nơi làm giảm năng suất và chất lượng lúa, đây là một trong những dịch bệnh hại lúa vô cùng nguy hiểm mà bà con cần chú ý. Hãy cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Bệnh lúa cỏ là gì?

Lúa cỏ (còn được biết đến với các tên gọi là lúa trời, lúa ma hay lúa hoang) có tên khoa học là Oryza Rufipogon. Lúa cỏ là dịch hại quan trọng trên các diện tích trồng lúa ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đặc biệt là các vùng gò, canh tác 3 vụ mỗi năm.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, lúa hoang có thể gây thiệt hại năng suất lúa trồng từ 2.4% (vụ Đông Xuân) đến 30.6% (vụ Hè Thu). Thậm chí có những đồng ruộng thất thu 100% do không thể thu hoạch mà phải tiêu hủy cả ruộng để ngăn chặn lúa cỏ lây lan sang những vụ sau.

Lúa cỏ có đặc điểm rất giống với loại lúa thường, ở giai đoạn đầu lúa hoang sinh trưởng nhanh, lúa trổ bông sớm hơn lúa trồng một chút, có râu dài hoặc không có râu, tỷ lệ lép hạt cao, đặc biệt là hạt của lúa ma rất dễ rụng, khi lúa vừa chín, chỉ cần một cơn gió nhẹ là hạt lúa cỏ đã rụng tơi tả.

Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh lúa hoang

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch lúa cỏ ở nước ta. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân sử dụng giống lúa không đảm bảo chất lượng (chẳng hạn như lúa giống không nhãn hiệu hoặc lúa giống giả) để gieo sạ khiến cho lúa hoang xuất hiện và lây lan ngày càng nhiều.

Một số nguyên nhân khác:

  • Việc canh tác lúa liên tục 3 vụ trong năm khiến bà con không có thời gian làm kỹ khâu vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất, nhử cho lúa cỏ mọc lên để diệt trừ.
  • Mặt bằng đồng ruộng chưa tốt nên khó khống chế lúa cỏ bằng mực nước.
  • Nông dân chưa chú trọng đến khâu khử lẫn thời điểm lúa làm từ đòng đến trổ, chỉ quan tâm khử lẫn ở giai đoạn chín nên hiệu quả khử lẫn không cao.

Biện pháp xử lý lúa cỏ hiệu quả

Dịch bệnh lúa cỏ gây ra nhiều thiệt hại không kém bất cứ loại dịch bệnh hại nào. Nếu người nông dân không xử lý triệt để thì bệnh sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn và lây lan sang những vụ tiếp theo. Chính vì vậy, bà con nông dân cần phải kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để sớm phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

  • Đối với những diện tích lúa đang bị lúa cỏ gây hại rải rác, bà con cần tiến hành nhổ bỏ lúa cỏ bằng tay, thường xuyên cắt các bông lúa cỏ bị lẫn tạp khi mới trổ hạt vào chắc, đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn lây lan. Với những ruộng bị lẫn lúa hoang từ 70 – 80% cần thu hoạch riêng, khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ trên ruộng) và xử lý bằng các biện pháp canh tác để tiêu diệt hạt lúa cỏ trên đồng ruộng.
  • Nên áp dụng kết hợp song song với các biện pháp làm đất. Sau khi thu hoạch, bà con cần tiến hành đưa nước tạo ẩm trên đồng ruộng để như cho cỏ dại nảy mầm, sau đó cày lật và ngâm dần cho thối hạt lúa cỏ. Trước khi vào vụ gieo cấy, bà con cần tiến hành làm đất kỹ và san phẳng mặt ruộng, tiếp đó mới tiến hành gieo cấy.
  • Nên sử dụng những giống lúa đạt tiêu chuẩn, tuyệt đối không nên sử dụng giống lúa tự để giống ở những vùng lúa ma xâm nhiễm để gieo cấy ở vụ sau.
  • Nên chuyển phương pháp sạ lan sang phương pháp sạ hàng hoặc cấy, điều này sẽ giúp bà con dễ dàng phân biệt lúa cỏ với lúa thường để nhổ bỏ và tiêu hủy. Việc cấy hoặc sạ hàng qua vài vụ sẽ giúp giảm đáng kể lúa cỏ.
  • Trong đồng ruộng lúa cấy, nếu luôn giữ được mực nước cần thiết sẽ giúp hạn chế được lúa cỏ mọc, lúa cấy phát triển trước cũng như hạn chế được lúa cỏ.
  • Bà con có thể nhử cho lúa cỏ mọc, sau đó sử dụng thuốc trừ cỏ chọn lọc để tiêu diệt lúa cỏ (nên tiến hành trước khi xới, trục lần cuối), sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (có thể tiêu diệt hạt lúa hoang chưa mọc trước khi gieo sạ hoặc ngay sau khi gieo sạ đối với lúa sạ mộng. Khi phun xịt thuốc diệt cỏ, bà con nên ứng dụng công nghệ máy bay xịt thuốc nông nghiệp của hãng DJI (DJI Agras T20P, T30, T40,…) để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc hóa học, giúp bảo vệ sức khỏe, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả phun trừ bệnh hại.

  • Nên luân canh cây màu: Trồng màu dưới đất ruộng trong vụ Hè Thu. Biện pháp này sẽ giúp giảm mật số hạt lúa cỏ lẫn trong đất sau mỗi vụ mùa và vụ lúa sau sẽ đỡ rất nhiều thiệt hại do bệnh lúa cỏ gây ra.

Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh lúa cỏ mà DigiDrone chia sẻ sẽ hữu ích với bà con trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Và nếu bà con quan tâm đến sản phẩm máy bay phun thuốc thì vui lòng liên hệ ngay với DigiDrone Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI