messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Cách Chăm Sóc Cà Phê Mới Trồng Cứng Cáp, Phát Triển Nhanh

Cách chăm sóc cà phê mới trồng rất quan trọng để có thể thu được sản lượng tốt và chất lượng cao. Cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của Việt Nam trong những năm trở lại đây, với sản lượng và chất lượng cao. Điều này đòi hỏi bà con nông dân cần trang bị nhiều hơn kiến thức về cách chăm sóc cà phê mới trồng. Trong đó, thực hiện đúng thì cây sẽ phát triển khỏe mạnh, cho sản lượng cao và chất lượng tốt rất quan trọng.

1. Trồng dặm các cây cà phê mới trồng

Trồng dặm để bảo đảm mật độ cây trên vườn, giúp bà con dễ chăm sóc cà phê mới trồng và bảo đảm năng suất. Sau khi trồng mới 15 – 20 ngày, cần kiểm tra vườn cây, trong trường hợp phát hiện cây con nào bị chết hoặc phát triển còi cọc thì nên tiến hành nhổ bỏ ngay và trồng cây cà phê mới vào để thay thế. Cần hoàn thành việc trồng dặm vườn cà phê mới trồng trước khi mùa mưa kết thúc từ khoảng 1,5 đến 2 tháng. 

cách chăm sóc cà phê mới trồng

Trồng dặm các cây cà phê mới trồng

2. Làm cỏ, ủ gốc cho cây cà phê con

Làm cỏ sạch sẽ trước khi trồng cà phê rất quan trọng. Với cách chăm sóc cà phê mới trồng này, bà con nên lưu ý đến các loài cỏ rất khó diệt như cỏ gấu, cỏ chỉ,….Chúng cần được phải dãy bỏ gốc cỏ hoặc dùng thuốc hóa học để xịt. Bà con cần sử dụng các loại thuốc diệt cỏ đặc trị phổ biến trên thị trường. Lưu ý, bà con nên lựa chọn phun loại thuốc diệt cỏ phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến cây.

Thường xuyên thăm vườn cà phê, kiểm tra và diệt trừ cỏ dại kịp thời bằng các biện pháp hợp lý để giúp vườn thông thoáng, ngăn chặn được các điều kiện phát triển của sâu bệnh gây hại.

Thực hiện việc ủ gốc cây cà phê thường xuyên nhằm giúp giữ ẩm hiệu quả, tiết kiệm được thời gian tưới cây. Để thực hiện, bà con hãy làm bồn có đường kính 1m; thành bồn rộng 20cm, cao 10cm. Ngoài ra, việc ủ gốc còn là một phương pháp điều hòa nhiệt độ của đất tốt hơn, cách chăm sóc cà phê mới trồng này giúp tránh xói mòn khi tưới nước và giúp đất tơi xốp. Bằng việc thực hiện ủ bồn quanh gốc, tạo điều kiện cho cây cà phê con nhanh ra rễ.

chăm sóc cà phê mới trồng

Làm cỏ, ủ gốc cho cây cà phê con

3. Che mát cho cây cà phê con

Đây là một cách chăm sóc cà phê mới trồng khá hiệu quả nên được áp dụng mà không phải bà con nào cũng biết. Để che bóng cho cây cà phê mới trồng, bà con có thể chọn các loại cây như bơ, sầu riêng,… Các cây che bóng này nên được trồng cùng lúc với cây cà phê con. Vị trí trồng cây che bóng thích hợp nhất là ở ngã tư giữa các bồn, khoảng cách trồng là 9 x 9m hoặc 9 x 12m.

Cây cà phê mới trồng không phải chỉ vài tháng là có thể thu hoạch. Bằng việc chăm sóc cà phê mới trồng với phương pháp xen canh cây cà phê với các loại cây khác bà con vừa giúp chắn gió, tạo bóng mát cho cây cà phê, vừa khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ vườn.

Ngoài việc giúp che bóng, tránh nóng cho cây cà phê, cách này còn giúp cà con có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, bà con cũng cần nắm rõ một số lưu ý: Tỉa cành thường xuyên cho cây che bóng, không được để các cành và tán cây quá dày vì sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến quá trình hấp thụ nguồn sáng của cây cà phê. Tán cây che bóng cần đảm bảo cách ngọn cà phê trung bình từ 2 đến 4m.

cách chăm sóc cây cà phê mới trồng

Che mát cho cây cà phê con

Xem thêm:

[Hướng Dẫn] Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Hiệu Quả

5+ Cách Chăm Sóc Cà Phê Cho Năng Suất Cao, Chất Lượng

4. Tỉa cành cho cây thông thoáng

Trong kỹ thuật chăm sóc cà phê mới trồng không thể nào thiếu việc tỉa nhánh hợp lý. Thông thường, khi cây cà phê trồng được khoảng 5 đến 6 tháng thì bà con nên kiểm tra vườn cà phê thường xuyên, tiến hành bẻ những chồi nào mọc ra từ thân hoặc nách lá. Thời điểm thích hợp  để thực hiện công đoạn này chính là vào đầu mùa mưa và trước mỗi đợt bón phân. Mỗi năm nên làm chồi với cây cà phê khoảng 5 – 6 lần.

Sau khi trồng cà phê được 1 năm, số lần làm chồi có thể được tăng lên khoảng 5 đến 6 lần. Ở từng vị trí đốt cành đảm bảo chỉ để lại khoảng 3 cành để dự trữ là thích hợp. Sau mỗi vụ thu hoạch sử dụng kéo cắt cắt loại bỏ đi những cành nhỏ, cành tăm giáp thân, hay cành khô, cành có sâu bệnh. Giữ lại các cành đối xứng khỏe mạnh để tạo thành bộ khung tán cân đối. Bên cạnh đó, bà con cần tỉa bỏ bớt những cành thứ cấp nằm trên cao để cây cà phê hấp thụ ánh sáng dễ hơn. Chú ý hãm ngọn cà phê kịp thời nếu cây đã đạt đến độ cao từ 1,6 đến 1,7m để thuận cho việc thu hoạch trái về sau.

kỹ thuật chăm sóc cà phê mới trồng

Tỉa cành cho cây thông thoáng

5. Tưới nước và bón phân đầy đủ

Vào mùa khô cần tiến hành tưới nước cho cây cà phê con 2 – 3 lần mỗi tháng, cách nhau 10 – 15 ngày tùy vào độ nắng nóng. Chọn thời điểm tưới vào buổi sáng nắng dịu hoặc buổi chiều trời mát, hạn chế tưới vào buổi trưa nắng gắt vì sẽ khiến nhiệt độ của đất thay đổi đột ngột, cây dễ bị héo úa.

Có thể tưới thủ công hoặc sử dụng hệ thống tưới tự động tùy theo tình hình nguồn nước và điều kiện kinh tế, chỉ cần đảm bảo cây cà phê luôn được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Bón phân đầy đủ và hợp lý chính là cách chăm sóc cây cà phê mới trồng vô cùng quan trọng. Để giúp cây cà phê mới trồng phát triển tốt, bà con cần có kế hoạch dùng phân bón một cách hợp lý, chính xác về cả liều lượng và thời điểm bón.

  • Phân vô cơ:

Mỗi năm bón 3 lần. Mỗi lần bón 50 – 150g cho một gốc (tùy theo độ tuổi của cây, cây càng lớn lượng phân bón càng nhiều). Cách bón: đào rãnh sâu 10cm, cách gốc 20cm, rải phân vào rãnh rồi lấp đất lại để hạn chế phân bị rửa trôi.

  • Phân hữu cơ:

Đối với phân trùn quế, mỗi năm bón 2 lần, mỗi lần bón 2 – 5kg cho một gốc để giúp đất tơi xốp, giàu mùn, có một lượng trùn sống dồi dào hoạt động trong đất.

Đối với các loại phân chuồng khác, cần xử lý và ủ hoai để tiêu diệt mầm bệnh trước khi đem bón cho cây.

kỹ thuật chăm sóc cà phê mới trồng

Tưới nước và bón phân đầy đủ

6. Phòng bệnh cho cây cà phê mới trồng

Ngoài việc áp dụng đúng cách chăm sóc cà phê mới trồng cứng cáp và khỏe mạnh, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và nước tưới , bà con cần lưu ý các loại sâu bệnh hại. Cây cà phê thường gặp phải trong giai đoạn kiến thiết cơ bản sau đây:

Sâu đục thân: xuất hiện quanh năm và hoạt động trong thân, cành cây cà phê nên rất khó phát hiện.

Phòng trị: Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời các cây bị sâu đục; chặt bỏ và đem đốt các cành hư để ngăn chặn lây lan. Trồng các giống cà phê cây thấp, tán nhỏ, đốt ngắn để hạn chế sự tấn công của sâu đục thân.

Mọt đục cành: xuất hiện vào mùa khô và tấn công lên các cành non làm cành chết khô.

Phòng trị: thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện kịp thời các cành bị mọt tấn công; chặt bỏ, gom đốt ngay để ngăn chặn sự lây lan của mọt.

Mối: xuất hiện vào mùa khô. Chúng có thể gặm nhấm thân và cành cà phê khiến cây bị gãy đổ hoặc ảnh hưởng đến việc vận chuyển dinh dưỡng của cây.

Phòng trị: Khi bắt đầu trồng mới, đặc biệt trên những nền đất mới khai hoang, nên cày ải đất kỹ càng, kết hợp bón vôi và xử lí bằng thuốc hóa học để diệt trừ mối.

Bệnh sưng rễ do tuyến trùng:  Tuyến trùng có sẵn trong đất, ăn vào bộ rễ của cây con, làm cho rễ cây bị sưng phù, biến dạng, không thể hút chất dinh dưỡng. Cây cà phê bị tuyến trùng rễ sẽ còi cọc, thậm chí gây chết.

Xử lí đất trước khi trồng bằng cách bón vôi và cày ải nhiều lần, phơi đất kỹ càng. Đồng thời bổ sung lượng lớn Trichoderma nhằm giúp ức chế hoạt động của tuyến trùng. Những cây đã nhiễm bệnh cần nhổ và đem đi nơi khác đốt bỏ. Nền đất đã bị bệnh không được trồng cà phê ngay mà phải luân canh với cây trồng khác tối thiểu 2 năm.

Bệnh rỉ sắt : Do nấm Hemileia vastatrix Bet.Br gây ra. Bệnh tấn công mặt dưới lá cà phê, trên mặt vết bệnh có một lớp vàng cam là bào tử của nấm bệnh.

Phòng ngừa bằng cách bón vôi khử trùng đất hằng năm, kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ít nhất 2 lần/năm. Khi cây đã bị nhiễm bệnh, sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phun lên lá. Có thể phun thuốc phòng trừ nhiều đợt ngay từ đầu mùa mưa, mỗi tháng phun 1 lần và phun trực tiếp vào mặt dưới của lá.

Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizoctonia sp gây ra. Bệnh thường chỉ xuất hiện trong giai đoạn cây cà phê còn nhỏ.

Phòng trị: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma bón xung quanh gốc để ức chế nấm gây bệnh. Nếu cây vừa mới nhiễm bệnh, dùng thuốc có chứa đồng nano để tiêu diệt nấm bệnh bằng cách tưới trực tiếp dung dịch lên gốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Nếu cây đã bị bệnh nặng, phải nhổ ra khỏi vườn và xử lí, đồng thời khử trùng đất bằng vôi và bổ sung Trichoderma.

cách chăm sóc cà phê mới trồng

Sử dụng máy bay không người lái nông nghiệp trong chăm sóc cà phê mới trồng

Hiện nay, nhiều bà con đã áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại để chăm sóc cây cà phê mới trồng. Trong đó nổi bật là sử dụng máy bay phun thuốc.

Đến với DigiDrone, đơn vị cung cấp các dòng máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu hiện đại. Bà con có sẽ được tư vấn, hỗ trợ đối với nhu cầu của mình để từ đó có thể đầu tư cho mình một chiếc máy bay phun thuốc làm công cụ đắc lực trong công việc. Thông tin sản phẩm và nhận tư vấn tại website Digidrone.

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
  • Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI