messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Sâu bệnh hại khoai lang: Nguyên nhân & biện pháp phòng trừ

Nếu cây trồng bị sâu bệnh hại sẽ cho năng suất và chất lượng thấp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Và cây khoai lang cũng không là ngoại lệ, sâu bệnh hại khoai lang nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ tốt sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân. Vậy hãy cùng DigiDrone tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

Những loại sâu hại khoai lang

Sâu cuốn lá

Đặc điểm nhận diện của loại sâu cuốn lá hại khoai lang là:

  • Bướm nhỏ, mình dài 10mm, màu nâu và có vệt đen trên cánh, trứng nhỏ hình oval và có màu vàng nhạt.
  • Trên phần bụng và ngực của sâu non có các vệt đen trắng nổi bật, đẫy sức dài 15mm.
  • Sâu non nhả tơ gấp mép lá lại thành tổ, sau đó chúng nằm trong đó ăn chất xanh, để lại lớp biểu bì lá trắng mỏng và gân lá còn xanh giống như viền ăng ten. Phần lớn mỗi lá khoai lang bị cuốn chỉ có một sâu non. Sâu hóa nhộng trong tổ.
  • Vòng đời của con sâu cuốn lá hại khoai lang là 11 – 30 ngày, trong đó trứng là từ 3 – 5 ngày, sâu non từ 11 – 13 ngày, nhộng là từ 4 – 7 ngày, bướm thì sống và đẻ trứng từ 4 – 5 ngày.

Để phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang bà con nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: phun thuốc lưu dẫn như Cagen 800WG, Anitox 50SC, Cazinon 50ND, Fentox 25EC, Cahero 585EC.

Sâu đục dây

Đặc điểm nhận biết của loài sâu đục dây là: Bướm có kích thước khá nhỏ, thân dài khoảng 15mm, đầu và thân có màu đỏ, cánh màu nâu nhạt và có nhiều đốm trắng. Sâu non nhỏ tuổi có màu đỏ nhạt, sau chuyển sang màu kem và có nhiều chấm trên cánh, sâu đẫy sức dài 30mm, nhộng có màu nâu đỏ trong đường đục. 

Bướm thường hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá cây hoặc trên dây khoai lang. Con cái đẻ khoảng 150 đến 300 trứng. Sâu non đục vào dây khoai lang khiến cây sinh trưởng kém và có thể bị chết. Nếu bị sâu hại vào đầu thời kỳ sinh trưởng của khoai lang thì cây sẽ bị ức chế sự hình thành củ.

Vòng đời của sâu đục dây hại khoai lang là 55 – 65 ngày, trứng 4 – 6, sâu non từ 35 – 40 ngày, nhộng từ 10 đến 14 ngày, bướm sống đẻ trứng 3 – 5 ngày.

Biện pháp phòng trừ sâu đục dây là:

  • Trước khi trồng cây cần xử lý hom giống để diệt trứng và nhộng.
  • Vun luống cao giúp hạn chế bọ hà và sâu đục dây khoai lang.
  • Luân canh với cây trồng khác để hạn chế sâu bệnh.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: phun thuốc lưu dẫn như Cazinon 50ND, Cagen 800WG, Anitox 50SC, Fentox 25EC, Cahero 585EC.

Các loại bệnh gây hại cho cây khoai lang

Một số loại bệnh thường gây hại cho cây khoai lang:

Bệnh héo vàng

Đây là một trong những loại bệnh hại cây khoai lang thường gặp. Bệnh héo vàng do loại nấm Fusarium oxysporum f.sp.batatas – Deuteromycetes gây ra.

Mạch dẫn trong thân từ chỗ vết bệnh trở lên có màu nâu, mạch dẫn bị nấm bệnh phá hủy khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng bị giảm đi, điều này sẽ khiến cây khoai lang sinh trưởng kém, lá bị vàng dần và héo, cây có thể bị chết khô. Bệnh làm giảm đi năng suất cây trồng.

Nấm bệnh lan truyền qua nước ruộng và công cụ làm đất. Ở điều kiện nóng, nhiệt độ khoảng 30 độ C, trời mưa nắng xen kẽ, đất nhiều cát là những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại khoai lang phát triển mạnh.

Các biện pháp phòng trừ bệnh héo vàng:

  • Bà con nên luân canh cây trồng khác họ trong 2 đến 3 năm.
  • Sử dụng hom giống ở cây không bị bệnh.
  • Dọn sạch tàn dư cây trồng sau thu hoạch.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Phun Nustar 40EC, Cazet M10 – 72WP, Cantopm 72WP, Carosal 50SC, Cantox D35WP, Zincoppe 50WP theo hướng dẫn của từng thuốc.

Bệnh héo rũ

Bệnh héo rũ trên cây khoai lang là loại bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Ban đầu ở gốc cây sẽ xuất hiện vết bệnh mọng nước màu vàng nhạt, sau đó dần chuyển sang màu nâu, các mạch dẫn trong cây bệnh biến thành màu nâu đen. Bệnh khiến cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, bệnh nặng có thể khiến cây bị héo rũ toàn thân và chết.

Dấu hiệu bệnh ở phần củ đó là vết bệnh dạng sọc màu nâu, mọng nước trên bề mặt. Bó mạch dẫn trong củ cũng bị biến màu, củ bị thối một phần hoặc toàn bộ. Củ bị bệnh nhẹ trong lúc bảo quản tiếp tục bị thối nhũn và có mùi chua nồng đặc biệt.

Bệnh thường lây lan qua gió, mưa và nước. Các giống khoai khác nhau thường có mức độ nhiễm bệnh khác nhau.

Những biện pháp phòng trừ bệnh héo rũ:

  • Bà con nông dân nên sử dụng các giống khoai chống sâu bệnh và hom giống không bị nhiễm bệnh.
  • Những diện tích bị nhiễm bệnh cần ngâm nước một thời gian sau khi thu hoạch và luân canh trồng cây khác họ như ngô, lúa, đậu tương.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Xịt thuốc Cansunin 2l, Canthomil 47WP hoặc Kasuran 47WP theo hướng dẫn của từng loại thuốc.

Giải pháp xịt thuốc trừ sâu bệnh hại khoai lang bằng máy bay nông nghiệp không người lái

Để xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang, hiện nay đã có giải pháp phun thuốc bằng drone phun thuốc trừ sâu. Đối với máy bay xịt thuốc điều khiển từ xa, người nông dân sẽ không còn phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm, độc hại, giúp tiết kiệm sức lao động, thời gian phun nhanh, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao.

DigiDrone hiện là đơn vị cung cấp sản phẩm máy bay nông nghiệp không người lái uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI