messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Các loại thuốc trừ sâu sinh học, hóa học phổ biến

Hiện nay, các loại thuốc trừ sâu với những đặc tính cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Hãy cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu chi tiết về thuốc trừ sâu và những nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng giúp đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Các loại thuốc trừ sâu trên thị trường hiện nay

Thuốc trừ sâu hay còn được gọi là thuốc bảo vệ thực vật hoặc nông dược. Đây là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên (thuốc trừ sâu sinh học) hay hóa chất tổng hợp, nó được sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của những sinh vật gây hại. Những sinh vật gây hại gồm có: sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác. 

Hiện trên thị trường có các loại thuốc trừ sâu tùy theo cách thức phân loại như sau:

Phân loại dựa vào đối tượng sinh vật hại

Theo cách phân loại dựa vào đối tượng sinh vật hại, sẽ có các dạng thuốc trừ sâu là:

  • Thuốc trừ sâu
  • Thuốc trừ bệnh
  • Thuốc trừ nhện
  • Thuốc trừ tuyến trùng
  • Thuốc trừ cỏ
  • Thuốc trừ ốc
  • Thuốc trừ chuột
  • Thuốc điều hòa sinh trưởng

Phân loại dựa trên gốc hóa học

Theo cách phân loại dựa trên gốc hóa học, ta có các loại thuốc trừ sâu sau đây:

Nhóm thuốc thảo mộc: Nhóm thuốc bảo vệ thực vật này có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.

  • Nhóm Clo hữu cơ: DDT, 666,… những loại thuốc bảo thực vật thuộc nhóm này thường có độ độc cấp tính tương đối thấp, tuy nhiên nó tồn lưu lâu trong cơ thể con người, động vật và môi trường, gây nên độc mãn tính, vì vật hiện nay nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
  • Nhóm Pyrethroid (Cúc tổng hợp): Decis, Sumicidin, Sherpa, các loại thuốc diệt sâu thuộc nhóm này dễ bay hơi và khá nhanh phân hủy trong môi trường và cơ thể con người.
  • Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,… độ độc cấp tính của các dạng thuốc trừ sâu thuộc nhóm này tương đối cao những mau phân hủy trong cơ thể con người và môi trường hơn so với nhóm Clo hữu cơ.
  • Nhóm carbamate: Bassa, MIpcin, Sevin,… nhóm thuốc bảo vệ thực vật này có giá thành tương đối thấp, hiệu lực cao, có độ độc cấp tính khá cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ, đây là nhóm được sử dụng phổ biến hiện nay.
  • Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Xentari, NPV, Thuricide,…): Nhóm thuốc bảo vệ này rất ít độc với con người và các sinh vật không phải là dịch hại nên khá an toàn.
  • Các hợp chất pheromone: Đây là những hóa chất được biệt được tiết ra bởi sinh vật để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. 
  • Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…) là những chất được sử dụng làm biến đổi sự phát triển của côn trùng, ngăn chặn côn trùng phát triển từ nhỏ tuổi sang lớn tuổi hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm. Loại thuốc này rất ít độc với con người và môi trường.

Bên cạnh những loại thuốc trừ sâu trên còn có rất nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, hoặc có một số sản phẩm từ dầu mỏ cũng được dùng làm thuốc trừ sâu.

Các dạng thuốc trừ sâu thường gặp

Thuốc trừ sâu có những dạng sau đây:

  • Thuốc trừ sâu dạng hạt chủ yếu để rải vào đất. Chẳng hạn như: Basudin 10 H, Regent 0.3 G
  • Nhũ dầu: Tilt 250 ND. DC-Trons Plus 98.8 EC, Basudin 40 EC
  • Dung dịch, ví dụ như: Bonanza 100 DD, Glyphadex 360 AS, Baythroid 5 SL
  • Bột hòa nước: Viappla 10 BTN, Copper-zinc 85 WP, Vialphos 80 BHN, Padan 95 SP
  • Huyền phù: Carban 50 SC, Appencarb super 50 FL
  • Viên: Deadline 4% Pellet, Orthene 97 Pellet
  • Thuốc phun bột: Karphos 2 D

Nguyên tắc khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu

Để có thể sử dụng thuốc trừ sâu hiệu quả và đảm bảo an toàn, bà con nông dân cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Đúng thuốc: Chọn đúng thuốc và loại thuốc cần sử dụng, căn cứ vào đối tượng dịch hại cần diệt trừ hoặc cây trồng cần bảo vệ.
  • Đúng lúc: Sử dụng thuốc trừ sâu khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, lúc bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Nếu phun muộn sẽ kém hiệu quả và tốn nhiều chi phí.
  • Đúng liều lượng, nồng độ: Cần tuân thủ liều lượng và nồng độ pha thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Nếu phun với nồng độ thấp khiến sâu hại quen thuộc hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, kháng thuốc.
  • Đúng cách: Thời điểm phun thuốc tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun thuốc vào buổi trưa, nắng nóng làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dễ gây ngộ độc cho người nông dân. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió, không nên phun ngược chiều gió. Nếu phun thuốc ở xa thì nên đi hai người để có thể giúp đỡ nhau khi gặp sự cố trong quá trình thực hiện.

Để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, bà con nông dân nên lựa chọn giải pháp máy bay xịt thuốc điều khiển từ xa do DigiDrone cung cấp. Bên cạnh giúp người nông dân tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại, bảo vệ môi trường, drone nông nghiệp còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả và năng suất cao.

Nhấc máy liên hệ ngay với DigiDrone Việt Nam để được hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI