messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Kỹ thuật ngâm ủ giống lúa vụ mùa đúng cách

Để có được một vụ mùa bội thu, tỷ lệ hạt giống nảy mầm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa vụ. Vì vậy, quá trình xử lý và kỹ thuật ngâm ủ giống lúa vụ mùa cần được thực hiện đúng cách. Hãy cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Xử lý hạt giống lúa trước khi ngâm

Trước khi tiến hành kỹ thuật ngâm ủ giống lúa vụ mùa, bà con cần phơi giống từ 2 đến 3 giờ dưới nắng nhẹ để tăng sức hút nước và tăng độ nảy mầm của hạt, tuyệt đối không phơi trực tiếp trên sân xi măng hay sân gạch. Sau đó cần loại bỏ đi những hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, nấm bệnh, tạp chất,… bằng nước nóng 54 độ C (tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh) hoặc nước muối 15%.

  • Cách xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 độ C: Bà con pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh), rồi đổ thóc từ từ vào nước đã pha, tiến hành ngâm trong thời gian 10 – 15 phút. Lượng nước nóng 54 độ C cần gấp 3 đến 4 lần lượng lúa giống cần xử lý (ví dụ: 10kg hạt giống cần 30 đến 40 lít nước 54 độ C). Sau đó, sử dụng rá vớt bỏ những những hạt nổi, hạt lơ lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm và mang ra đãi sạch.
  • Cách xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15% như sau: Pha 1.5kg muối ăn với 10 lít nước sạch, khuấy đều cho đến khi tan hết muối. Sau đó, bà con đổ thóc giống vào dung dịch nước muối đã pha theo tỷ lệ một phần thóc ba phần nước, ngâm trong 10 đến 15 phút, dùng vá vớt bỏ những hạt lúa nổi, hạt lửng lơ trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đi đãi sạch.

Xử lý phá ngủ và kích thích nảy mầm

Các giống lúa liền vụ, hạt cần phải ngủ nghỉ lâu nếu không có biện pháp xử lý phá ngủ thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp. Hạt giống trước khi tiến hành xử lý phá ngủ, kích thích nảy mầm cần loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt có tạp chất, cỏ dại bằng nước nóng 54 độ C. Sau đó, lấy 0.5 – 1kg supe lân Lâm Thao pha với 10 – 15 lít nước, khuấy đều để lắng, gạn lấy nước trong rồi đổ thóc giống vào ngâm trong 10 – 12 giờ.

Bà con lưu ý, tùy lượng thóc giống ngâm nhiều hay ít mà tăng lượng lân và nước, cứ 1kg thóc giống cần 1 – 1.5 lít dung dịch lân đã pha như trên.

Kỹ thuật ngâm ủ giống lúa vụ mùa đạt năng suất cao

Dưới đây là cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa đạt năng suất cao:

Kỹ thuật ngâm giống lúa vụ mùa

  • Hạt lúa giống sau khi được xử lý loại bỏ hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ dại, tạp chất thì tiến hành phá ngủ, kích thích nảy mầm. Sau đó tiếp tục ngâm với nước sạch khoảng 24 đến 36 giờ đối với giống lúa liền vụ hoặc 12 – 18 giờ đối với các giống lúa khác.
  • Trong quá trình ngâm cứ 4 – 5 tiếng thì thay nước, rửa chưa một lần và ngâm cho đến khi thấy hạt thóc hút no nước (hạt thóc trong, nhìn thấy phôi hạt), rồi tiến hành đãi sạch và để ráo nước sau đó tiến hành ủ.

Bà con lưu ý, có một số giống lúa thuần chuyển vụ tính từ khi xử lý nảy mầm đến khi hạt giống no nước phải đạt từ 36 đến 48 giờ. Cá biệt có giống lúa phải ngâm đến 60 – 70 giờ.

Ủ thúc mầm, điều tiết rễ và thân mầm

  • Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như rành, thúng, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Bà con nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa. Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 – 30 giờ (đối với hạt lúa thuần) và từ 12 – 16 giờ (đối với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.

  • Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. bà con nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12 giờ đối với lúa thuần và 6 giờ với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên. Sau 30 – 36 giờ (đối với lúa thuần) và 18 – 24 giờ (đối với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng ⅓ – ½ chiều dài hạt thóc.

Những lưu ý giúp giống lúa đạt nảy mầm cao

  • Để lúa giống đạt hiệu quả nảy mầm cao, bên cạnh điều kiện ngâm ủ đúng cách, bà con cần lưu ý đến các yếu tố khác như đất. Công đoạn xử lý đất ruộng trước khi gieo sạ cần được chú trọng. Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng để rễ non dễ dàng bám đất.
  • Cần gom sạch và xử lý các tàn dư thực vật của mùa vụ trước để tránh làm nơi ẩn náu cho sâu bệnh hại, tồn đọng cỏ dại cạnh tranh với lúa non.
  • Phối hợp bón lót cho đất trước khi tiến hành gieo sạ hợp lý, giúp cải tạo đất, phân giải các chất tồn dư có trong đất. Đồng thời cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào để hạt giống có thể nảy mầm. Lưu ý nên bón lưu lượng phân vừa đủ, không thừa không thiếu.
  • Trước khi gieo sạ phải hoàn thành cách li mùa vụ trước ít nhất 3 tuần để đất phục hồi và xử lý các vấn đề về sâu bệnh hại mùa trước triệt để. 
  • Khi tiến hành gieo sạ, khuyến khích bà con nên sử dụng giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái để tối ưu lượng giống, giúp đạt mật độ sạ đồng đều, tăng tỷ lệ nảy mầm, tiết kiệm thời gian gieo sạ và nhân lực lao động.

Bà con quan tâm đến sản phẩm và giá máy bay xịt thuốc trừ sâu, vui lòng liên hệ ngay với DigiDrone Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn nhé!

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI