Cây nhãn là loại cây ăn quả dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Sau đây cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu các loại sâu bệnh hại nhãn thường gặp và các biện pháp xử lý.
Sâu đục quả nhãn
Sâu trưởng thành là bướm hoạt động vào ban đêm, kích thước nhỏ, thân màu nâu tối. Thường đẻ trứng ở gần cuống trên vỏ trái. Sâu non có kích thước rất nhỏ, màu trắng đục, dầu nâu nhạt.
Đây là một trong những loại sâu bệnh hại nhãn rất hai gặp. Khi bà con quan sát thấy trên các chùm nhãn cóc ác hạt phân nhỏ li ti gần cuống trái thì có nghĩa là cây đang bị sâu đục trái tấn công.
Trái bị hại khi còn non thì sâu sẽ đục cả phần hạt và thải phân qua các lỗ gần cuống trái. Các trái bị sâu đục gây hại thường dễ bị rụng, làm giảm năng suất khi thu hoạch.
Thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu đục trái cho nhãn: Sago- super, Karate, Polytrin P 440 EC , Basudin 50 ND , Padan 95 SP..
Rệp sáp hại nhãn
Đây là đối tượng hại nhãn rất dễ nhận biết. Rệp sáp có hình ovan, màu trắng với một lớp bột sáp phủ trên cơ thể. Bà con quan sát các chùm quả hoặc cành thấp nếu thấy xuất hiện các đám trắng trên các cành quả hoặc cuống, có thể xuất hiện bồ hóng màu đen là nhãn đã bị rệp sáp tấn công.
Rệp sáp thường tập trung thành đàn và gây hại bằng cách chích hút nhựa quả, cành nhãn. Chúng cũng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển và gây hại, làm giảm vị ngọt của quả và làm giảm giá trị thẩm mỹ khiến quả nhãn bị giảm giá trị thương phẩm, khó tiêu thụ hơn.
Rầy chổng cánh hại nhãn
Rầy chổng cánh là đối tượng thường gây hại cây nhãn mạnh nhất vào tháng 4-6 dương lịch.
Đặc điểm: con trưởng thành có cơ thể thon dài, mặt lưng màu nâu ên, bụng vàng sáng, trên đầu có 2 mắt to rõ rệt màu nâu đen, hai cánh trong suốt; phần ngực và đuôi rầy phân biệt rõ ràng. Khi đậu phần bụng và đuôi rầy nhô cao tạo 1 góc 45 độ.
Đối tượng này thường gây hại trên lá và chồi nhãn tạo ra các nốt sần trên phiến lá. Các lá bị rầy gây hại nặng sẽ bị uốn cong và có thể chuyển sang màu vàng.
Trên các chồi non bị rầy tấn công thường kém phát triển, ngọn bị rầy nâu tấn công sẽ không thể ra bông kết trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây.
Bọ xít hại cây nhãn
Bọ xít là đối tượng sâu bệnh hại nhãn rất phổ biến. Bọ xít trưởng thành đẻ trứng thành từng cụm màu trắng, sau đó chuyển dần sang xanh. Bọ xít non nở ra có hình dáng giống con trưởng thành nhưng không có cánh, màu nâu và 2 bên rìa bụng, gần cuối lưng có 7 chấm đen xen lẫn đỏ.
Chúng tấn công bằng cách chích hút nhựa ở cuống chùm hoa, quả non, khiến hoa và quả bị rụng rất nhiều. Quả lớn bị bọ xít tấn công sẽ tạo thành các đám màu nâu hoặc đen, cứng lại, quả khó có thể phát triển lớn hơn
Một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bọ xít: Tasieu 5WG, Limater 7.5EC, Trebon 20WP, Reasgant 1.8EC,
Bệnh thối bông hại nhãn
Bệnh thối bông trên cây nhãn thường phát sinh vào dịp hoa nhãn đang nở rộ, trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen khiến hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi. Trong điều kiện sương mù hay mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bệnh phát triển và gây hại mạnh.
Để phòng bệnh thối bông hại nhãn, bà con nên trồng với mật độ thừa, không trồng dầy. Phun thuốc bảo vệ thực vật loại Ridomil hoặc Antracol vào giai đoạn trước khi hoa nở để ngăn ngừa bệnh.
Bệnh cháy lá trên cây nhãn
Dấu hiệu ban đầu của bệnh là những chấm nhỏ, ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, sau vết bệnh lan ra có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó bà con có thể thấy những đường vân màu nâu xám, nhạt. Giữa lá và phần xanh của bệnh có ranh giới rõ rệt. Vết bệnh lâu ngày sẽ có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng. Tác nhân gây bệnh: nấm Pestalotia paraguariensis.
Để phòng trừ bệnh này, bà con cần cắt tỉa và thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh; Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, đặc biệt là bón phân hữu cơ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: phun thuốc gốc Mancozeb hoặc PROPINEB để phòng và trị bệnh.
Bệnh phấn trắng trên cây nhãn
Hoa nhãn bị bệnh sẽ bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu. Vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Quả lớn thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyển dần sang màu nâu đen và lan dần ra cả quả.
Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây nhãn, bà con cần quét vườn thông thoáng, ánh sáng xuyên qua được tán lá sẽ hạn chế bệnh. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: phun Ridomil hoặc Antracol.
Ngoài ra cây nhãn còn hay gặp các bệnh khác như: Bệnh đốm bồ hóng, bệnh khô cành, bệnh thán thư, bệnh chùn đọt…
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nhãn
Để phòng trừ sâu bệnh hại nhãn, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
Trồng cây nhãn với mật độ hợp lý ngay từ khi kiến tạo vườn.
Cắt tỉa cành lá định kỳ hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch tạo điều kiện để cây ra quả tốt năm sau, đồng thời giảm nguy cơ sâu tấn công nhãn.
Tiến hành cắt bỏ các bộ phận bị sâu, nhện tấn công đem đốt tiêu hủy xa vườn.
Sử dụng túi bao trái để phòng sâu tấn công trái, mang lại mẫu mã quả đẹp và an toàn hơn.
Bà con có thể tham khảo các giải pháp phun thuốc trừ sâu bệnh bằng máy bay không người lái được sử dụng mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hiện nay như: máy bay phun thuốc XAG P40, XAG P80, XAG V40.
Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.