messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Phòng Trừ Các Bệnh Trên Cây Bơ Hiệu Quả, Nhanh Chóng

Để đảm bảo điều trị bệnh trên cây bơ, bà con cần đảm bảo bắt đúng bệnh, xác định đúng nguyên nhân và áp dụng đúng giải pháp. Tham khảo ngay để biết cách xử lý!

Để đảm bảo điều trị bệnh trên cây bơ, bà con cần đảm bảo bắt đúng bệnh, xác định đúng nguyên nhân và áp dụng đúng giải pháp. Tham khảo ngay để biết cách xử lý!

1. Tìm hiểu các bệnh thường gặp trên cây bơ

bệnh trên cây bơ

Bệnh trên cây bơ thường gặp

Bơ là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Và loại cây này cũng mang lại giá trị kinh tế tương đối lớn. Để trồng bơ đạt năng suất và chất lượng cao, bạn cần nắm được tình trạng sức khỏe và các bệnh trên cây bơ thường gặp phải như sau:

  • Sâu cuốn lá, sâu ăn lá
  • Bọ cánh cứng ăn lá
  • Sâu đục thân đục cành
  • Rệp sáp ký sinh thân cành rễ
  • Rầy mềm, rầy vảy hại lá và chồi non
  • Bọ xít muỗi, bọ trĩ chích hút nhựa cây
  • Tuyến trùng hại rễ
  • Bệnh nấm rễ, lở cổ rễ
  • Bệnh nứt thân xì mủ
  • Bệnh khô cành
  • Bệnh nấm lá, cháy lá, đốm lá
  • Các bệnh về quả (côn trùng – nấm)
  • Bệnh do vi khuẩn – virus
  • Các loại cây ký sinh

2. Triệu chứng các bệnh thường gặp trên cây bơ

Để đảm bảo điều dứt điểm các bệnh thường gặp trên cây bơ, bà con cần đảm bảo bắt đúng bệnh, xác định đúng nguyên nhân và áp dụng đúng giải pháp

2.1 Bệnh vàng lá thối rễ trên cây bơ

bệnh trên cây bơ

Bệnh thường gặp trên cây bơ

Nguyên nhân: Bệnh vàng lá thối rễ ở cây bơ do nấm phytophthora Cinnamoni gây ra. Bệnh phát sinh và lây lan nhanh ở những vùng đất ngập úng, thoát nước kém vào mùa mưa.

Giải pháp: sử dụng nấm đối kháng để diệt nấm bệnh. Dùng các loại nấm men để làm liền sẹo và giúp rễ đẻ nhánh mới. Sử dụng k-humate và trichoderma tưới vào đất để tăng sinh khối rễ và cải tạo đất giúp phòng trừ bệnh tái phát. Và cuối cùng là sử dụng acid amin ở dạng nano để bồi bổ cho cây phục hồi.

2.3 Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bơ

sâu bệnh hại trên cây bơ

Các bệnh trên cây bơ booth thường gặp

Nguyên nhân: Bệnh nứt thân xì mũ trên cây bơ do vi khuẩn Phytophthora sp gây ra. Bệnh trên cây bơ này lây lan mạnh trong điều kiện mưa ẩm, tán dày kém thông thoáng, đất trồng bị suy thoái, pH đất thấp, nhiều nấm hại tồn tại.

Giải pháp: Khi cây trồng nhiễm bệnh, sử dụng nấm đối kháng kết hợp với Nano đồng quét lên các vết bệnh đã được lau sạch mủ để sát khuẩn và diệt sạch nấm bệnh. Thu gom cành lá vỏ nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy. Cắt tỉa vườn thông thoáng. Cải tạo nền đất, cải thiện khả năng thoát nước của đất trồng. Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cây. Bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân, cành, lá và quả.

2.3 Bệnh thán thư trên cây bơ

Nguyên nhân: Bệnh thán thư là một trong các bệnh thường gặp trên cây bơ do nấm Colletrichum gloeosporioides gây nên. Bệnh phát sinh ở điều kiện môi trường có độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, nhất là sự lưu thông không khí trong vườn bị hạn chế. Cây trồng không được chăm sóc tốt, đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Giải pháp: Khi cây trồng đã nhiễm bệnh, tiến hành cắt bỏ những cành, quả bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Dùng nấm đối kháng kết hợp với Nano đồng phun xịt đều để kháng khuẩn và diệt nấm. 

Thường xuyên thăm vườn, thực hiện các biện pháp tỉa cành, tạo tán để tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Loại bỏ những cành thấp, những cành nằm sát với mặt đất. Tạo điều kiện khô ráo cho cây khi thu hoạch. Bón phân cân đối, bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân, cành, lá và quả.

2.4 Bệnh đốm lá trên cây bơ

sâu bệnh hại trên cây bơ

Các bệnh thường gặp trên cây bơ

Xem thêm:

[Biện Pháp] Phòng Trừ Các Loại Bệnh Trên Cây Vải Hiệu Quả

[Hướng Dẫn] Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Mận Hiệu Quả

Nguyên nhân: Bệnh đốm lá là bệnh trên cây bơ thường gặp do nấm Cerocospora purpurea gây ra. Mầm bệnh chủ yếu bắt nguồn từ những lá đã bị nhiễm bệnh trước đó, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, bào tử sẽ hình thành. Theo nguồn nước mưa, gió và nước tưới hoặc theo côn trùng bệnh có thể lây lan ra nhiều nơi. Sau khi xâm nhập, mầm bệnh sẽ ủ xấp xỉ khoảng 3 tháng, trước khi triệu chứng hình thành.

Giải pháp: Khi cây trồng nhiễm bệnh, tiến hành cắt tỉa loại bỏ những cành lá và quả bị nhiễm mang ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó dùng nấm đối kháng kết hợp với Nano đồng phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt sạch nấm bệnh.

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh sớm, cắt tỉa cành lá hợp lý tạo độ thông thoáng cho vườn. Chăm sóc cây tốt, bón phân cân đối, đầy đủ dinh dưỡng để cây có sức đề kháng cao chống chịu tốt với sâu bệnh. Bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân, cành, lá và quả.

3. Thiệt hại do sâu bệnh hại trên cây bơ gây ra

3.1 Sâu ăn lá cây bơ

Có nhiều dạng sâu bệnh hại trên cây bơ trong đó ở Việt Nam chủ yếu có 3 loại sâu ăn lá bơ: sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata), sâu xanh cuốn lá (Delias aglaia), sâu xanh ăn lá (Fentonia sp). Trong đó sâu róm đỏ là loại gây hại mạnh nhất. Chúng thường gây hại từ khoảng giữa mùa hè đến cuối mùa thu. Một đàn sâu róm đỏ có thể ăn trụi lá 1 cây bơ trưởng thành chỉ trong 5-10 ngày. Khi mất lá cây sẽ giảm sức sinh trưởng do không thể quang hợp, cây nhỏ có thể suy kiệt và chết.

3.2 Bọ cánh cứng ăn lá bơ

Bọ cánh cứng cũng là một loại sâu bệnh hại trên cây bơ thuộc nhóm Adoretus, có đến hàng trăm loại, nhưng hầu hết là loại Adoretus ictericus và Adoretus sinicus. Thường gây hại vào ban đêm từ 19h trở đi, ban ngày chúng ẩn nấp ở dưới đất, hốc cây, cỏ rác… ban đêm sẽ lên ăn các lá già sau đó chuyển qua lá non và cành non. Thường gặp nhất là trên các cây nhỏ mới trồng từ 2 năm trở xuống. Khi ăn lá chúng làm cho cây giảm quang hợp, chậm phát triển, nếu cây đang ra bông, ra chồi chúng có thể ăn cụt ngọn, mất bông giảm năng suất

các bệnh thường gặp trên cây bơ

Thiệt hại do sâu bệnh hại trên cây bơ gây ra

3.3 Sâu đục thân mọt đục cành cây bơ

Sâu đục thân là ấu trùng của một loại bọ cánh cứng thuộc họ xén tóc (còn gọi là sâu Bore), thuộc loại sâu bệnh hại trên cây bơ có hình dáng giống con sâu nên thường được gọi là sâu đục thân. Còn mọt đục cành thì bao gồm cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng thường là loại bọ cánh cứng có tên khoa học Xyleborus sp.-Scotylidae. Sâu đục thân thường gây hại trên thân chính, cành lớn, trong khi đó mọt đục cành thường gây hại trên những cành nhỏ hơn, cỡ ngón tay trở xuống. Khi tấn công chúng thường đục một lỗ trên thân cây rồi đào dần vào lõi, chỗ vết đục thường có mủ đen xì ra, có nấm trắng xuất hiện kèm theo bột mịn giống mùn cưa. Thời điểm gây hại thường từ tháng 4 – tháng 8

Khi cây bị đục thân, đục cành, phần từ vết đục thường trở sẽ khô héo và chết dần, sau đó gãy đổ. Ngoài làm giảm năng suất, giảm sinh trưởng, thì đây loại sâu bệnh hại trên cây bơ này sẽ gây hại tạo nên nơi lý tưởng để các loại nấm bệnh khác tấn công.

3.4 Rệp sáp ký sinh hại cây bơ

Có đến 4-5 loại rệp sáp gây bệnh trên cây bơ booth, đặc điểm chung của chúng là thường tiết ra một loại bột màu trắng phủ trên thân và các vị trí chúng làm tổ, về sau sẽ xuất hiện thêm nấm muội đen bao trùm toàn bộ cây. Chúng thường sống cộng sinh với các loại kiến làm tổ ở phần gốc cây. Khi rệp sáp phát triển mạnh, cây sẽ giảm sinh trưởng và suy kiệt do không thể quang hợp, đọt not bị hút nhựa làm cho biến dạng, khô đọt… Ngoài ra chúng còn làm tổ ở rễ cây gây ra nấm bệnh khó kiểm soát. Thời điểm gây hại quanh năm nhưng tập trung nhiều vào cuối mùa mưa, và trong suốt mùa khô. Khi thời tiết ấm và khô

3.5  Rầy mềm, rầy vảy hại cây bơ

Loại bệnh trên cây bơ booth này thường tập trung ở đọt non, lá non (dưới mặt lá) sinh sống thành cụm, chích hút nhựa cây làm phát sinh đốm lá, khô đọt, khi cây đang mang quả non thì làm rụng quả, biến dạng quả giảm giá trị thương phẩm. Những cây bơ trồng xen với cà phê, ca cao… thường rất dễ phát sinh những loại sâu bệnh hại này. Thời điểm gây hại thường là vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là trong những đợt cây ra chồi mới

3.6 Bọ xít muỗi – bọ trĩ chích hút đọt non cây bơ

các bệnh thường gặp trên cây bơ

Thiệt hại do sâu bệnh hại trên cây bơ gây ra

Lá non, đọt non thường nơi lý tưởng để các loại chích hút (bọ trĩ, bọ xít muỗi…) tập trung tấn công, chúng có thể gây hại quanh năm, nhất là những đợt đi chồi của cây. Đặc biệt bọ xít muỗi có cánh nên thường di chuyển qua lại giữa các cây, gây hại khó kiểm soát. Đối với cây con thì làm giảm sinh trưởng do mất ngọn, cây lớn có thể giảm năng suất do hư bông, rụng trái, biến dạng trái…

4. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây bơ hiệu quả nhất

bệnh trên cây bơ booth

Biện pháp phòng sâu bệnh hại trên cây bơ

Để bảo vệ sự phát triển của cây bơ khỏi các nguy cơ, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc cây trồng. Sâu bệnh hại trên cây bơ có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lá cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. 

Một cách phòng ngừa hiệu quả là duy trì môi trường cây bơ trong tình trạng sạch sẽ và thoáng mát. Lá cây nên được chăm sóc thường xuyên, loại bỏ các lá bị nhiễm bệnh và không để chúng rơi xuống mặt đất. Điều này sẽ giảm khả năng lây lan của vi khuẩn gây bệnh.

Hệ thống tưới nước cũng cần được quản lý cẩn thận để tránh tạo môi trường ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Đảm bảo rằng nước tưới đủ và không tạo ra các vùng ngập nước là điều kiện quan trọng trong việc kiểm soát các loại bệnh trên cây bơ. Việc sử dụng máy bay nông nghiệp giúp phân bổ tối ưu vùng cần tưới.

5. Máy bay nông nghiệp - Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ các bệnh trên cây bơ

bệnh trên cây bơ booth

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ các bệnh trên cây bơ

5.1 XAG V40 giúp phòng trừ các bệnh trên cây bơ

Một số môi trường đất bị nhiễm độc do một thời gian dài nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng. Để khắc phục trình trạng này, các máy bay nông nghiệp đang được ứng dụng. Máy bay XAG V40 phun thuốc trừ sâu, ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên cây bơ, lượng thuốc phun được tính toán chính xác giúp giảm tối đa việc phân tán thuốc ra môi trường.

5.2 XAG P100 Pro giúp phòng trừ các bệnh trên cây bơ

Thiết bị sở hữu máy bơm nhu động kép mới được nâng cấp với lưu lượng lớn là 22 lít/phút và một thùng đựng sức chứa 50 lít cũng được sử dụng trong chuyến bay tốc độ cao. Với độ dày của hạt phun từ 60 – 400 microns, các hạt thuốc dễ dàng bám vào lá cây giúp phòng trừ các bệnh trên cây bơ booth.

Về vấn đề chất lượng bơ, trước đây những lô hàng hồ tiêu bị mất giá, từ chối do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá lượng cho phép. Việc sử dụng máy bay phun thuốc XAG P100 Pro sẽ giúp hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên quả bơ, đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. 

5.3 XAG P100 giúp phòng trừ các bệnh trên cây bơ

XAP P100 có thời gian canh tác là 4 phút/hecta, giúp bà con giảm thời gian canh tác nhiều lần so với các phương pháp truyền thống. Với hiết kế hành trình bay tự động, XAG P100 giúp tăng độ chính xác khi bón phân và phun thuốc từ đó đảm bảo rằng không có vùng nào bị bỏ sót trong quá trình phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bơ.

DigiDrone là đơn vị cung cấp uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực máy bay phun thuốc. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ bà con nhiệt tình và tận tâm. Để được tư vấn và đặt mua sản phẩm máy bay phun thuốc, hãy liên hệ DigiDrone nhé!

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, Khóm 3, Thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
  • Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI