messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Khô Vằn Trên Lúa Hiệu Quả Nhất

Bệnh khô vằn là gì? Nguyên nhân gây nên bệnh khô vằn lúa và các biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn trên lúa hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh khô vằn trên lúa là gì và cách phòng trừ bệnh khô vằn hiệu quả là câu hỏi được rất nhiều bà con nông dân quan tâm. Mời bà con cùng tìm hiểu chi tiết bệnh khô vằn trên lúa, nguyên nhân và cách phòng trừ trong bài viết dưới đây để có một vụ mùa bội thu.

1. Nguyên nhân gây bệnh khô vằn trên lúa

Bệnh khô vằn là bệnh gây hại phổ biến trên cây lúa. Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, thiếu ánh sáng, và chủ yếu trong khoảng thời gian khi lúa phân hóa đòng và trổ bông. 

Bệnh khô vằn lúa do một loại nấm có tên khoa học là Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Ngoài gây hại trên lúa, nấm bệnh còn gây hại cả trên rau cải, đậu, bắp, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt…

bệnh khô vằn

Nguyên nhân gây bệnh khô vằn trên lúa

2. Điều kiện thuận lợi phát triển bệnh khô vằn (đốm vằn) trên lúa

Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ khoảng 24- 32°C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều khi thời tiết có mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, gieo cấy quá dày, các ruộng bón thừa phân đạm. Sự phát triển của bệnh khô vằn ở thời kỳ đầu từ cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ bệnh ít. Giai đoạn đồng trổ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh khô vằn nặng nhất.

khô vằn lúa

Điều kiện thuận lợi phát triển bệnh khô vằn (đốm vằn) trên lúa

3. Dấu hiệu của bệnh khô vằn lúa

Bệnh đốm vằn trên lúa là loại bệnh gây hại toàn thân, đặc biệt ở những nơi như bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Những bẹ lá gần mặt nước hoặc những bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi bị bệnh chính. Trên bẹ lá xuất hiện những đốm hình bầu dục màu xanh lục sẫm hoặc xám nhạt, sau đó lan rộng thành hình đám mây với những vết vằn như da hổ. Trong trường hợp nhiễm bệnh khô vằn nặng, cả bẹ và lá phía trên đều bị chết. Vết bệnh đốm vằn trên lá giống như bẹ lá và thường lan nhanh, chiếm toàn bộ chiều rộng của lá, tạo thành các mảng màu đục hoặc da hổ. Những lá già hoặc những lá gần mặt nước xuất hiện đầu tiên, sau đó lan dần lên những lá phía trên. Vết bệnh ở cổ bông thường là một vết kéo dài quanh cổ bông, ở hai đầu vết bệnh có màu xám, phần giữa vết bệnh co rút lại, màu xanh lục sẫm.

Trên vết bệnh đốm vằn xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục, nằm rải rác hoặc thành đám trên vết bệnh. Các hạch nấm có thể dễ dàng rơi ra khỏi các vết bệnh rơi xuống nước lây lan qua bụi lúa bên cạnh hoặc nằm dưới đất, trong rơm rạ, tàn dư thực vật là nguồn lây lan bệnh khô vằn trên lúa chủ yếu cho vụ sau.

bệnh khô vằn trên lúa

Dấu hiệu của bệnh khô vằn lúa

Xem thêm:

Hướng Dẫn Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Hiệu Quả, An Toàn 

Cách Chăm Sóc Lúa Vụ Đông Xuân Phát Triển Tốt, Năng Suất Cao

4. Tác hại của bệnh khô vằn lúa

Bệnh khô vằn gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Nơi phát sinh bệnh đầu tiên thường là các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc. Khi bị nhiễm bệnh, trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ lá và lá phía trên lúa sẽ bị chết lụi. Lúa có thể bị giảm năng suất 20 – 25% khi bệnh phát triển lên đến lá đòng.

bệnh đốm vằn trên lúa

Tác hại của bệnh khô vằn lúa

5. Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

Phòng trừ bệnh khô vằn chủ yếu là áp dụng các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh ở trong đất và quản lý kỹ thuật trồng trọt thâm canh thích hợp, cụ thể như sau:

Áp dụng biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp IPM, quản lí sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM:

Làm sạch cỏ dại.

Bón phân cân đối, hợp lý, không bón lai rai, bón đúng thời điểm. Không bón đạm, thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá trên các ruộng lúa bị bệnh khô vằn.

Xử lý tốt tàn dư thực vật sau thu hoạch nhằm hạn chế thấp nhất nấm bệnh lưu truyền sang vụ sau.

Cuối vụ cần làm vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư những cây bị bệnh khô vằn của vụ trước, cày sâu để vùi hạch nấm, phối hợp với các biện pháp gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý; bón phân cân đối đạm-lân-kali, bón đúng giai đoạn sinh trưởng và tránh bón đạm quá nhiều giai đoạn đón đòng.

Điều tiết mực nước trong ruộng hợp lý phù hợp với giai đoạn sinh trưởng cây lúa. Tránh để mực nước trong ruộng quá cao, nhất là giai đoạn lúa làm đòng - trổ bông, đó sẽ là điều kiện và môi trường tốt cho việc lây lan và phát triển của nấm bệnh khô vằn hại lúa.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm bệnh khô vằn để chủ động phòng trừ có hiệu quả. Đối với các chân ruộng có bệnh phát sinh gây hại cần sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP,... hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,…để phun trừ. Lưu ý phun kỹ vào ổ bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ; nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.

bệnh khô vằn hại lúa

Biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

6. Sử dụng máy bay nông nghiệp phòng trừ bệnh khô vằn lúa

Ngày nay, máy bay phun thuốc sâu nông nghiệp trở nên phổ biến và được rất nhiều nhà nông tin dùng. Không những mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức lao động cho bà con mà còn mang lại năng suất lúa vượt trội, tăng giá trị nông sản. Đặc biệt, bà con nông dân hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại, bảo vệ sức khỏe và tăng chất lượng sống cho nhà nông.

Sử dụng máy bay nông nghiệp trong việc phun thuốc trừ sâu phòng trừ bệnh khô vằn lúa thay cho lao động thủ công của con người là xu hướng tất yếu khi tiến tới thực hiện chăm sóc lúa trên quy mô cánh đồng mẫu lớn. Công nghệ 4.0 đã len lỏi đến từng mảnh vườn, thửa ruộng; người nông dân có thể ngồi một chỗ sử dụng thiết bị thông minh để điều khiển việc sản xuất trên phạm vi rộng. Những cánh đồng được cơ giới hoá từ mặt đất, đến phun thuốc, quản lý dịch hại từ trên bầu trời đã mang đến cho người nông dân nhiều thuận lợi cũng như tăng năng suất trong sản xuất.

lúa bị khô vằn

Sử dụng máy bay nông nghiệp phòng trừ bệnh khô vằn lúa

7. Gợi ý 2 mẫu máy bay nông nghiệp phù hợp trị bệnh đốm vằn lúa

Bên cạnh việc lựa chọn đúng thương hiệu để đặt niềm tin thì việc chọn đúng loại máy bay cũng vô cùng quan trọng nhằm giúp bà con vận hành máy chính xác và hiệu quả.

DigiDrone là một đơn vị cung cấp máy bay không người lái chuyên nghiệp. Phải kể đến 2 dòng sản phẩm mà hiện nay cty có: XAG P100XAG P100 Pro 2023 được rất nhiều nhà nông ưa chuộng và tin dùng. Việc sử dụng 2 mã sản phẩm máy bay không người lái này vào việc trị bệnh đốm vằn lúa là rất phù hợp. Giúp cho những cánh đồng lúa của bà con được an toàn và đạt năng suất cao.

2 mẫu máy bay nông nghiệp phù hợp trị bệnh đốm vằn lúa

Vậy là bà con đã cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết về bệnh khô vằn và các biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn trên lúa hiệu quả nhất. Nếu bà con có nhu cầu tìm hiểu các sản phẩm máy bay nông nghiệp XAG, bà con có thể tham khảo đơn vị  DigiDrone - chuyên phân phối chính hãng các sản phẩm máy bay nông nghiệp XAG chính hãng. Tại DigiDrone bà con sẽ được tư vấn chi tiết nhất và hưởng các mức giá cực kỳ ưu đãi. Liên hệ ngay theo thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidronevietnam
  • Email:contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI