messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Bệnh thối trái sầu riêng nguyên nhân & cách phòng trừ

Bệnh thối trái sầu riêng là một trong những bệnh hại quan trọng mà người trồng sầu riêng cần chú ý. Tác nhân gây bệnh, triệu chứng và các biện pháp phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng như thế nào, hãy cùng DigiDrone Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau!

Cây sầu riêng là loại cây ăn trái được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, loại cây này mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây sầu riêng thường xuyên phải đối mặt với sự gây hại của nhiều loại sâu bệnh, trong đó có bệnh thối trái. Để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế, bà con cần chủ động phòng trừ bệnh sầu riêng bị thối trái.

1. Tác nhân và điều kiện phát sinh bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái sầu riêng có tác nhân chính gây ra là nấm Phytophthora Palmivora. Tác hại của bệnh này là làm cho trái nhỏ, chín sớm hoặc nặng hơn có thể làm thối trái và lây lan trên diện rộng.

Điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển đó là mùa mưa, hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém. Tại các vườn sầu riêng rậm rạp, ẩm thấp, không thông thoáng, không cắt tỉa thường xuyên, nấm bệnh dễ dàng phát sinh mạnh mẽ và lây lan trên diện rộng.

2. Triệu chứng của bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái sầu riêng không chỉ gây hại ở phần quả mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cây.

Triệu chứng trên thân cây:  Bà con có thể quan sát thấy các đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó vết bệnh sẽ chuyển thành màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng chuyển thành màu nâu.

Triệu chứng trên lá: Cây sầu riêng bị bệnh sẽ khiến lá bị cháy, lá vàng héo và rụng dần. Bệnh còn có thể gây hại trên các cành cao phía trên.

Triệu chứng trên quả: Quả sầu riêng bị nấm bệnh sẽ bị thối hàng loạt. Bệnh thường xảy ra ở phần đít trái, triệu chứng ban đầu có thể nhận thấy là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng ra và có màu xám đen. Bệnh phát triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm cho thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Khi không khí ẩm thấp, trên vết bệnh xuất hiện những tơ nấm trắng. Bệnh khiến cho quả sầu riêng bị nhỏ, chín sớm, bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của trái, kể cả trái sau thu hoạch.

Bệnh thối rễ sầu riêng nguyên nhân & cách phòng bệnh

3. Phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng như thế nào?

3.1 Phòng trừ bệnh thối trái trên cây sầu riêng

Bà con cần chủ động phòng bệnh ngay từ đầu để giảm thiểu tối đa chi phí trị bệnh cũng như hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra. Để phòng bệnh thối trái sầu riêng, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Đảm bảo vườn sầu riêng thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu nền đất trồng sầu riêng thấp thì phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.

  • Chọn giống khỏe mạnh, sức đề kháng cao có thể chống lại các nấm hại gây bệnh.

  • Trồng cây với mật độ thích hợp để tạo sự thông thoáng cho vườn.

  • Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom các lá rụng.

  • Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, đặc biệt không bón thừa đạm. 

  • Để phòng bệnh thối trái sầu riêng, nên sử dụng phân chuồng đã được xử lí bằng các chủng nấm có lợi như Trichoderma bón cho cây để cung cấp chất mùn cho đất, bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tiêu diệt các loại nấm gây hại

  • Khi cây ra hoa và bắt đầu kết trái, bà con nên tỉa bớt những trái nhỏ hoặc trái có dấu hiệu sâu bệnh.

  • Phun phòng nấm bệnh định kỳ bằng nấm đối kháng và tăng cường kích kháng cho cây để cây có đề kháng tốt hơn, chống chọi được với nấm bệnh.

  • Tưới phòng nấm đất định kỳ để tiêu diệt nấm hại và giúp chắc rễ, khỏe cây.

3.2 Trị bệnh thối trái sầu riêng

Bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh, bà con cần thực hiện những việc sau:

  • Thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy để tránh nấm bệnh lây lan.

  • Sử dụng bộ giải pháp phòng trừ nấm phun ướt đẫm thân, cành lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm. Sau 3 ngày phun lại lần 2.

Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng nguyên nhân & cách phòng tránh

4. Phun thuốc cho cây sầu riêng bằng máy bay không người lái

Khi phun thuốc đặc trị thối trái sầu riêng, để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí thì bà con nên sử dụng giải pháp phun thuốc bằng máy bay không người lái.

Khi phun thuốc trị thối trái sầu riêng bằng máy bay không người lái, thuốc được phun ra dưới dạng hạt siêu nhỏ, dễ dàng bám vào lá cây, không bỏ sót, không bị rửa trôi xuống đất, nhờ đó vừa tiết kiệm thuốc, vừa đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cao. Phun thuốc bằng máy bay giúp tiết kiệm 90% nước, 30% thuốc, sử dụng ít nhân công lao động giúp bà con tiết kiệm đáng kể chi phí khi tính trên diện tích lớn. Thời gian phun thuốc nhanh chóng (chỉ khoảng 10 – 15 phút là phun xong 1ha) giúp ngăn ngừa bệnh lây lan.

Sử dụng máy bay phun thuốc còn giúp bảo vệ sức khỏe con người do không phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường đất và nước xung quanh.

Hiện nay các giải pháp máy bay phun thuốc hiện đại được ưa chuộng gồm có: máy bay phun thuốc XAG P40, máy bay phun thuốc XAG P80, máy bay phun thuốc XAG V40. Để được tư vấn chi tiết các giải pháp máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng, bà con vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam theo số hotline: 0968 66 88 99.

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DIGIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp
  • Điện thoại: 0968 66 88 99
  • Fanpage: https://www.facebook.com/digidroneofficial/
  • Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI