messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0968668899

Cách chăm sóc lúa vụ mùa hiệu quả cao

Thông thường, trong quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ gặp phải những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nắng nóng, ngập úng, mưa bão và sâu bệnh hại sinh sôi nhiều. Để có được vụ mùa bội thu, bà con cần lưu ý đến cách chăm sóc lúa vụ mùa. Hãy cùng DigiDrone tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Một số lưu ý khi gieo cấy vụ mùa

Dưới đây là một số lưu ý khi gieo cấy vụ mùa mà bà con cần biết:

Chọn giống 

Bà con nên lựa chọn các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt ở vụ mùa, nhất là các giống có khả năng chống chịu bệnh bạc lá lúa và chống đổ. Vì vậy bà con nên sử dụng các giống đảm bảo chất lượng được mua ở các cơ sở uy tín, không nên sử dụng giống gia đình tự để, không lấy thóc ở những vụ trước đã xuất hiện lúa cỏ để làm giống.

Lượng thóc giống gieo sạ còn tùy thuộc vào từng loại giống và kích thước hạt giống, khuyến cáo cụ thể như sau: lúa lai từ 0.8 – 1 kg/sào, lúa thuần từ 1 – 1.5 kg/sào. Đối với trà cuối, bà con nên tăng lượng thóc giống 5 – 10% để làm mạ dự phòng trong trường hợp gặp điều kiện bất lợi xảy ra.

Ngâm ủ

Bà con nông dân nên tiến hành ngâm ủ hạt giống theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Để phòng bệnh lùn sọc đen, người nông dân nên xử lý giống trước khi gieo bằng cách sử dụng một trong những chế phẩm như Cruiser Plus 312.5FS, Gaucho 600FS, Kola 600FS, Enado 40FS,…

Gieo cấy

Vì thời tiết vụ mùa vào đầu vụ thường có nắng nóng và ngập úng nên bà con cần ưu tiên gieo mạ cấy, hạn chế gieo thẳng và tăng diện tích cấy máy. Bà con nông dân có thể gieo mạ nền cứng, mạ khay cấy máy, mạ lốc (mạ vườn), mạ dày xúc hoặc mạ dược, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương để lựa chọn cách gieo cấy phù hợp.

Chăm sóc mạ

Đầu vụ mùa thường có nắng nóng, vì vậy bà con cần thực hiện các biện pháp chống nóng cho mạ, nhất là mạ nền cứng và mạ khay. Hoặc bà con có thể chống nóng bằng cách dùng lưới đen để che bớt nắng, tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho luống mạ và lưu ý không được tưới vào giữa trưa nắng nóng.

Khi mạ ngoài 3 lá thật, người nông dân cần tưới bổ sung dinh dưỡng bằng lân supe hoặc NPK có hàm lượng lân cao, pha loãng để tưới cho luống mạ. Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy khoảng 2 – 3 ngày, bà con cần tiến hành phun trừ rầy nâu.

Cách chăm sóc lúa vụ mùa đạt năng suất cao

Để cây trồng đạt năng suất cao, bà con cần biết cách chăm sóc vụ mùa chuẩn. Cụ thể như sau:

Cách bón phân

Để vụ mùa đạt được năng suất cao, người nông dân cần thực hiện phương châm “bón lót sâu, bón thúc sớm”, bón phân cân đối và hợp lý, nên hạn chế bón đạm đơn và không sử dụng đạm đơn để bón đòng, nuôi hạt.

Tham khảo lượng phân bón lúa cho một sào như sau: 20 – 25 kg/sào NPK chuyên lót loại 5:10:3, 6:11:2 và 12 – 15 kg/sào NPK chuyên thúc loại 12:5:10, 16:5:17 hoặc 15 – 17 kg/sào NPK 16:16:8 (bón lót 5 – 6 kg/sào, bón thúc lượng còn lại).

Điều tiết nước

Bà con nông dân cần điều tiết nước hợp lý để lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, nên áp dụng chế độ “Nông – Lộ – Phơi” cho suốt các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Trừ ốc bươu vàng

Cây lúa ở thời điểm vụ mùa thường bị ốc bươu vàng cắn phá cây lúa non là khuyết mật độ lớn, đặc biệt là chỗ bị trũng. Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và chủ động tiêu hủy trứng ốc bươu vàng trên đồng ruộng và kênh mương. Đối với đồng ruộng có mật độ ốc bươu vàng thấp thì bà con có thể tiến hành bắt thủ công, chăng lưới ở đầu lối dẫn nước vào ruộng. Nếu mật độ cao mới nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để diệt trừ ốc bươu vàng.

Phòng trừ cỏ dại

Để có thể phòng cỏ dại thì trong quá trình làm đất, người nông dân cần tiến hành làm đất kỹ, điều này sẽ làm cho tàn dư thực vật được phân hủy toàn bộ. Sau khi cấy, bà con nên giữ một lớp nước nóng để giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời hạn chế cỏ dại sinh sôi và phát triển.

Trong đó, biện pháp hạn chế cỏ dại hữu hiệu nhất hiện nay là kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và nhổ bỏ cỏ dại, hạn chế tối đa việc xử lý cỏ dại bằng thuốc trừ sâu hóa học.

Bệnh ngộ độc hữu cơ

Cây lúa ở vụ mùa thường có nguy cơ đối mặt với bệnh ngộ độc hữu cơ với các triệu chứng như lúa bị còi cọc, kém phát triển, lá lúa biến vàng, rễ vàng hoặc đen đồng thời có mùi hôi tanh, ruộng có nhiều bọt khí. Khi lúa xuất hiện những triệu chứng này, bà con không nên sốt ruột mang phân ra bón ngay, đặc biệt là phân đạm, mà cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp xử lý để bộ rễ nhanh chóng phục hồi.

Các loại sâu bệnh khác

Người nông dân cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên cũng như thực hiện nghiêm việc phòng trừ sâu bệnh hại theo khuyến cáo của các đơn vị có chuyên môn.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa bằng máy bay phun thuốc không người lái

Để đảm bảo phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa, người nông dân nên sử dụng giải pháp máy bay phun thuốc không người lái để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như ngăn ngừa sâu bệnh lây lan. Để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể về sản phẩm, bà con vui lòng liên hệ ngay với DigiDrone Việt Nam nhé!

Điện thoại: 0968 66 88 99

Email: contact@digidrone.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Địa chỉ: Võ Văn Kiệt, Khóm 3, TT. Tràm Chim, Tam nông, Đồng Tháp

0968668899 contact@digidrone.vn

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:30
Chủ nhật : 7:00 - 17:00

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI