Nắm vững kỹ thuật canh tác và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại xoài giúp bà con hạn chế được tối đa những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Cùng DigiDrone tìm hiểu các loại sâu bệnh hại xoài thường gặp và biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Nước ta có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng cây xoài. Đây cũng là loài cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Cùng như những loại cây trồng khác, cây xoài cũng phải đối mặt với nguy cơ bị các loại sâu bệnh tấn công.
Các đối tượng sâu bệnh hại xoài thường gặp
Bọ trĩ hại xoài
Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên cây xoài. Chúng gây hại bằng cách dùng miệng cạp và đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.

Bộ phận thường bị hại nhiều nhất là lá và bông. Trên lá, bọ trĩ cạp lá và chích hút nhựa khiến cho lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt. Trên chồi, làm chồi không ra lá.
Nếu bọ trĩ trên gây hại trên trái sẽ khiến cho da trái gần cuống có màu xám đậm, trái biến dạng; nếu bọ trĩ xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái (cả trái non lẫn trái lớn) bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm, không xuất khẩu được.
Bọ trĩ phát triển mạnh khi thời tiết khô hanh, nắng nóng, trùng hợp với giai đoạn xoài đang ra hoa hay ra chồi, lá. Do đó để đảm bảo năng suất và phẩm chất trái thì bà con cần chú ý phòng trừ bọ trĩ kịp thời.
Sâu đục ngọn xoài
Sâu đục ngọn xoài tên khoa học là Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng thành có đặc điểm là màu nâu, chiều dài sải cánh 17-18 mm, chúng đẻ trứng trên chồi mới ra lá non hay chùm bông hoặc trên lá.
Sâu non sau khi nở sẽ đục vào trong ngọn chồi non hoặc bông xoài, khiến chúng bị héo khô, không ra trái được và hư thối cả ngọn. Nếu sâu gây hại trên nhiều chùm bông hay ngọn xoài sẽ làm cho cây suy kiệt, tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công, sẽ làm bông bị rụng, ngọn hư hàng loạt, xoài không cho trái và có thể dẫn đến chết cây.
Sâu ăn bông
Sâu ăn bông là do một loại bướm màu xanh đẻ trứng trên cuống bông phát triển thành, sau một thời gian trứng nở thành sâu non màu nâu đỏ. Sâu non nhả tơ kết dính các bông lại thành từng tổ và ăn trụi bông chỉ trong thời gian ngắn. Sâu ăn bông hại xoài phá hại từ khi chùm bông mới nhú cho đến giai đoạn đậu trái làm giảm năng suất xoài khi thu hoạch.
Rầy bông xoài
Rầy bông xoài tên khoa học là Idioscopus nitidulus (họ Cicadellidae, bộ Hemiptera) có kích thước khá nhỏ, khoảng 4 mm, cánh màu nâu với một băng trắng nằm ngang phần tiếp giáp với ngực.
Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác trong lá non, chồi non hoặc cánh hoa, sau đó chúng chích hút chất dinh dưỡng khiến cho lá bị cong, quăn, rìa lá khô, hoa bị khô, trái non không phát triển và rụng. Không những thế, chất thải phân lỏng của rầy có chứa dịch đường thu hút nấm bồ hóng phát triển sẽ làm đen cuống hoa và ảnh hưởng giá trị thương phẩm của trái.
Bệnh thán thư hại xoài
Bệnh thán thư hại xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Những bộ phận bị gây hại chủ yếu là phần non của cây như chồi, lá, cành non, bông và trái.
Bệnh phát triển và lây lan nhanh khi trời nóng, ẩm nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương.
Triệu chứng bệnh: Bệnh gây hại trên lá xoài khiến cho lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách rồi rụng, trên cành non gây chết đọt. Trên bông làm bông khô, rụng, tuy nhiên thiệt hại quan trọng nhất là trên trái xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm, nếu mưa nhiều, bào tử tập trung ở chóp trái làm chóp bị thối hoặc có sọc đen từ chóp đến cuống làm mất giá trị thương phẩm.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại xoài
Để bảo vệ ngọn xoài và phòng chống hai đối tượng gây hại nặng này, các chủ vườn cần tiến hành như sau:
Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa và gom tập trung lại những cành nhánh bị nhiễm sâu bệnh héo rũ hay chết khô rồi dùng lửa tiêu hủy, phát dọn vệ sinh vườn xoài cho thông thoáng, kết hợp vun xới gốc, bón phân, tưới nước và điều tiết nước… theo đúng kỹ thuật.
Phun thuốc phòng trừ định kỳ, đặc biệt phun tập trung vào ngọn non khi xoài ra lá non, ra hoa được 7 – 10 ngày (khi kích cỡ lá đạt 2/3 lá thật).
Bảo vệ các loài thiên địch của sâu bệnh.
Nên thả kiến vàng để chúng giúp diệt sâu, rầy bảo vệ vườn xoài.
Thường xuyên quan sát, phát hiện sâu, trứng sâu trên các đợt chồi non, lộc non, nhất là trước khi cây chuẩn bị ra lộc, ra hoa để kịp thời phun thuốc diệt trừ các con trưởng thành và trứng mới đẻ.
Sau khi thu hoạch trái xong mỗi vụ phải cắt tỉa bỏ bớt cành, nhánh vô hiệu, dọn vệ sinh tàn lá xoài để tạo thông thoáng, phá nơi trú ẩn của sâu rầy, diệt mầm nấm bệnh và kích thích ra cành mới.
Thường xuyên cắt tỉa, dọn vệ sinh cho thông thoáng và bảo vệ tốt chồi hoa, ngọn non là yếu tố quan trọng giúp xoài cho năng suất cao, chất lượng trái ngon.
Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây xoài
Phun thuốc trừ sâu cho cây xoài bằng máy bay không người lái mang lại những ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, sử dụng ít nhân công, giải phóng sức lao động, giảm ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe do không phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch.
Hiện nay DigiDrone Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc sâu không người lái với những dòng máy bay phun thuốc hiện đại nhất như: XAG P40, XAG P80, XAG V40.
Để được tư vấn cụ thể, bà con vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam theo số hotline: 0968 66 88 99.